Thế giới

Cần cách tiếp cận mới đối với lao động thế hệ Gen Z

ClockThứ Ba, 30/05/2023 10:09
TTH.VN - Khi các công ty tiếp tục vật lộn với một nền kinh tế không chắc chắn, tình trạng sa thải nhân viên và kế hoạch quay trở lại hình thức làm việc trực tiếp tại văn phòng bị thúc ép, phần lớn các doanh nghiệp đang phải đối mặt với một thách thức có thể coi là lớn, đó là tìm cách thu hút và quản lý nhân viên thế hệ Gen Z.

Đối mặt với tình trạng lao động già hoá, Đức lên kế hoạch sử dụng robotTỷ lệ sinh giảm - Vấn đề vô cùng nghiêm trọng đang xảy ra ở Hàn QuốcMỹ công bố chiến lược về an ninh kinh tế cho phụ nữ toàn cầuChâu Á - Thái Bình Dương: Dân số suy giảm ảnh hưởng đến nguồn cung lao độngQatar chuẩn bị cho một World Cup 2022 “xa xỉ”

leftcenterrightdel
 Gen Z - một lực lượng lao động... vô cùng mới. Ảnh minh hoạ: Chanh tươi

 Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), đến năm 2025, Gen Z sẽ chiếm 1/3 lực lượng lao động toàn cầu. Tuy nhiên, Giáo sư đạo đức kinh doanh tại Đại học San Diego Tara Salinas cho biết, việc thu hút, quản lý và giữ chân những lao động trẻ tuổi này đòi hỏi phải có một cách tiếp cận khác. Mặc dù thế hệ này có các kỹ năng công nghệ đã được đào tạo và mài dũa tốt, nhưng nhìn chung, các tổ chức sẽ cần phải đáp ứng sự thiếu hụt rõ ràng trong những kỹ năng khác để giúp họ đạt được thành công.

Cụ thể, bà Tara Salinas nhận định: “Thế hệ Gen Z là những người có kỹ năng kỹ thuật số tương đối tốt và họ luôn giao tiếp trực tuyến. Vì vậy, các kỹ năng giao tiếp trực tiếp hoặc kỹ năng mềm của họ thường còn nhiều thiếu sót. Thậm chí, thế hệ Gen Z còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi COVID-19 và đại dịch cũng đã thay đổi cách mọi người cần tương tác với nhau tại nơi làm việc”.

Trước tình hình này, bà Tara Salinas cho rằng các công ty cần tinh chỉnh cách tiếp cận để làm việc với Gen Z, trong đó các công cụ công nghệ như ChatGPT và mạng xã hội như TikTok có thể giúp họ đạt được thành công trong vấn đề này. Đối với tiến trình này, các chương trình cố vấn và văn hoá tổ chức cũng sẽ rất quan trọng.

Sử dụng các kỹ năng công nghệ sẵn có

Gen Z có thể là thế hệ đầu tiên tham gia vào lực lượng lao động với các kỹ năng kỹ thuật số tự nhiên, nhưng điều này phải trả giá bằng khả năng giao tiếp trực tiếp và động lực giữa các cá nhân, một kỹ năng đối với thế hệ này là khá khó khăn. Do đó, để quản lý những người lao động này một cách hiệu quả và tạo điều kiện để họ thành công, các công ty cần quan tâm, chia sẻ và gặp mặt lao động trực tiếp.

Đổi lại, Gen Z có thể cung cấp cho các công ty kiến thức không thể thiếu về mạng xã hội và các công cụ trí tuệ nhân tạo mới hơn như ChatGPT.

“Các công ty đang bỏ lỡ một cơ hội tuyệt vời nếu họ không tận dụng những kỹ năng mà thế hệ lao động này sẵn có”, bà Tara Salinas nhấn mạnh.

Tất nhiên, ChatGPT sẽ không phải là bước tiến cuối cùng khuấy động “thế giới kinh doanh”. Vì vậy, các công ty nên đi trước trong việc đưa Gen Z vào lực lượng lao động theo cách phù hợp với thế hệ lấy công nghệ làm trung tâm này.

Phù hợp hoá văn hoá doanh nghiệp

Mặc dù thế hệ Gen Z có nhiều điều mới để cung cấp cho doanh nghiệp, song cùng lúc, họ cũng mang theo nhiều mong đợi được đáp lại. Trên thực tế, một trong những lý do hàng đầu khiến họ nghỉ việc là do giá trị của công ty không phù hợp với giá trị cá nhân.

Rất nhiều công ty coi văn hoá là thứ yếu, nhưng với Gen Z thì là yếu tố trung tâm. Nếu “văn hoá của một công ty không phù hợp với những gì Gen Z mong đợi, họ sẽ rời đi”, bà Tara Salinas nhấn mạnh.

Được biết, lao động thế hệ Gen Z mong muốn được làm việc tại một công ty với vai trò là một công dân toàn cầu tốt và công ty thực sự đầu tư vào thế giới. Trong những năm trước, khi bàn về thế hệ millennials, đó là việc đặt thêm một bàn đánh bóng bàn trong phòng làm việc. Nhưng hiện nay, với Gen Z, điều đó là không đủ. Điều này là bởi vì Gen Z đã trưởng thành trong thời điểm mà nhiều nhà tuyển dụng đã cởi mở hơn về việc chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho người lao động.

Hiện nay, việc chăm sóc bản thân, sức khoẻ tinh thần và các vấn đề toàn cầu là rất quan trọng đối với người lao động và nếu đó không phải là một phần trong văn hoá công ty, đó là bước ngoặt khó thích nghi đối với nhân viên Gen Z.

Để đôi bên cùng có lợi

Mặc dù tính linh hoạt và việc làm việc từ xa vẫn là ưu tiên hàng đầu, tuy nhiên, người sử dụng lao động cần thừa nhận rằng người lao động cũng luôn cân nhắc việc phát triển nghề nghiệp và quyền cố vấn khi quyết định gia nhập hoặc rời công ty.

Tất cả đều liên quan đến văn hoá công ty. Trong đó, các công ty, doanh nghiệp cần đầu tư và phát triển chuyên môn, cũng như cố vấn cho nhân viên Gen Z. Qua đó, cho phép họ có cơ hội phát triển những kỹ năng mà trước khi gia nhập doanh nghiệp, lao động thế hệ trẻ này bị thiếu hụt.

Việc cố vấn sẽ ngày một trở nên quan trọng đối với những người lao động muốn học hỏi thêm, nhưng đồng thời cũng có thể giúp những nhân viên lớn tuổi tiếp xúc với công nghệ mới. Điều này nhìn chung có tác dụng tốt về đôi đường đối với Gen Z. Thông thường, chúng ta thường nghĩ về một người cố vấn là người có tuổi đời cao hơn, đang cố vấn cho người trẻ hơn. Nhưng điều này hiện đã thay đổi. Nhân viên Gen Z cũng có thể cố vấn cho những đồng nghiệp dày dặn kinh nghiệm hơn về công nghệ - lĩnh vực và kỹ năng mà họ còn thiếu sót.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ vốn vay cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Thông qua nguồn vốn vay từ chương trình tín dụng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) TP. Huế, nhiều gia đình đã có điều kiện đầu tư cho con em tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (NNTHĐ) tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…

Hiệu quả từ vốn vay cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Góp ý dự thảo “Hướng dẫn chuyên môn về tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn”

Ngày 27/9, Cục Dân số, Bộ Y tế tổ chức hội thảo Góp ý dự thảo “Hướng dẫn chuyên môn về tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn” (gọi tắt là Hướng dẫn). Tham dự có lãnh đạo Cục Dân số, lãnh đạo Sở Y tế, Chi cục Dân số, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, bệnh viện đa khoa 19 tỉnh, thành phố…

Góp ý dự thảo “Hướng dẫn chuyên môn về tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn”
Return to top