Thế giới

Cần cấp thiết giải quyết tác động của sự bùng nổ trong sản xuất pin xe điện

ClockThứ Hai, 29/06/2020 15:09
TTH.VN - Nhu cầu về các loại nguyên liệu thô được sử dụng trong hoạt động sản xuất pin xe ô tô chạy bằng điện được dự kiến sẽ tăng mạnh, điều này khiến Hội nghị Liên Hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) kêu gọi giải quyết khẩn cấp các tác động xã hội và môi trường của việc khai thác nguyên liệu thô.

Thái Lan tăng tốc sản xuất xe điệnXe chạy điện hay hydro - ai sẽ chiến thắng trong cuộc đua xe sạch?Hai hãng Boeing và Porsche hợp tác phát triển xe điện bayPin nhiên liệu sẽ phát triển mạnh với cam kết tiêu thụ 10 triệu xe

Khoảng 23 triệu ô tô chạy bằng điện dự báo sẽ được bán ra trong thập kỷ tới. Ảnh minh hoạ: Bangkok Post/TTXVN

Xe ô tô điện đang nhanh chóng trở nên phổ biến hơn đối với người tiêu dùng, UNCTAD dự báo có khoảng 23 triệu chiếc sẽ được bán ra trong thập kỷ tới. Trong khi đó, thị trường pin có thể sạc lại dành cho loại xe ô tô này hiện được ước tính ở mức 7 tỷ USD, và được dự báo sẽ tăng lên mức 58 tỷ USD đến năm 2024.

Sự chuyển đổi sang hoạt động đi lại sử dụng điện phù hợp với những nỗ lực liên tục nhằm làm giảm sự phụ thuộc của thế giới vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời làm giảm khí thải nhà kính có hại gây ra tình trạng biến đổi khí hậu; tuy nhiên, một báo cáo mới từ UNCTAD cảnh báo, các loại nguyên liệu thô được sử dụng trong pin xe ô tô điện được tập trung ở mức cao tại một số ít các quốc gia, điều này gây ra lo ngại.

Khai thác ở Congo và Chile

Chẳng hạn như, 2/3 tổng hoạt động sản xuất cô-ban diễn ra ở Cộng hòa Dân chủ Congo. Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc (UNICEF), khoảng 20% ​cô-ban được cung cấp từ Cộng hòa Dân chủ Congo đến từ các mỏ thủ công, nơi những vụ vi phạm nhân quyền đã được báo cáo, và có tới 40.000 trẻ em phải làm việc trong điều kiện cực kỳ nguy hiểm bên trong các mỏ để có được mức thu nhập ít ỏi.

Trong khi đó tại Chile, việc khai thác lithium sử dụng gần 65% lượng nước ở khu vực Salar de Atamaca của quốc gia này, một trong những khu vực sa mạc khô cằn nhất trên thế giới, để bơm nước biển từ các giếng khoan. Điều này buộc những người nông dân trồng hạt diêm mạch địa phương và những người chăn lạc đà phải di cư và từ bỏ các khu định cư của tổ tiên. Hoạt động này cũng đã góp phần vào vấn đề suy thoái môi trường, gây thiệt hại cảnh quan và ô nhiễm đất, cạn kiệt nước ngầm và ô nhiễm.

Tăng chuỗi giá trị

Lưu ý rằng "sự gia tăng về nhu cầu đối với các loại nguyên liệu thô chiến lược được sử dụng để sản xuất pin xe ô tô điện sẽ mở ra nhiều cơ hội thương mại hơn cho các quốc gia cung cấp những loại nguyên liệu này”, Giám đốc Thương mại Quốc tế của UNCTAD, bà Pamela Coke-Hamilton nhấn mạnh tầm quan trọng của các quốc gia này trong việc “phát triển năng lực của họ để làm tăng chuỗi giá trị ".

Ở Cộng hòa Dân chủ Congo, điều này sẽ đồng nghĩa với việc xây dựng các nhà máy chế biến và nhà máy lọc dầu giúp tăng thêm giá trị; đồng thời có khả năng tạo thêm việc làm trong nước. Tuy nhiên, vì nhiều lý do (bao gồm cơ sở hạ tầng, nguồn tài chính hạn chế và thiếu những chính sách phù hợp), việc tinh chế diễn ra ở những quốc gia khác, chủ yếu là Bỉ, Trung Quốc, Phần Lan, Na Uy và Zambia, mang lại lợi ích kinh tế.

Qua đó, báo cáo khuyến nghị các quốc gia như Cộng hòa Dân chủ Congo cung cấp “môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, nhằm thành lập các mỏ mới hoặc mở rộng những mỏ hiện có”.

Đa dạng hóa và phát triển mạnh

Ngoài ra, UNCTAD cũng khuyến nghị ngành công nghiệp này cần tìm cách làm giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu thô chủ chốt. Chẳng hạn như, các nhà khoa học đang nghiên cứu khả năng sử dụng silicon có sẵn rộng rãi, thay vì than chì (80% trữ lượng than chì tự nhiên có ở Trung Quốc, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ).

Cũng theo UNCTAD, nếu ngành công nghiệp tìm cách để trở nên ít phụ thuộc hơn vào các loại nguyên liệu tập trung ở một số ít các quốc gia, có nhiều khả năng hơn rằng giá pin sẽ giảm, dẫn đến việc mua xe ô tô điện nhiều hơn đáng kể và chuyển đổi khỏi hoạt động vận tải chạy bằng nhiên liệu hóa thạch.

Về hậu quả môi trường của bản thân những loại pin này, báo cáo khuyến nghị sự phát triển các kỹ thuật khai thác cải tiến, bền vững hơn và hoạt động tái chế các loại nguyên liệu thô được sử dụng trong pin Lithium-Ion đã qua sử dụng, một biện pháp giúp giải quyết nhu cầu gia tăng được dự báo, đồng thời cũng tạo ra những cơ hội kinh doanh mới.

Lê Thảo (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri

Tại các kỳ tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa VIII, cử tri trên địa bàn TP. Huế đã có nhiều ý kiến, kiến nghị các vấn đề liên quan đến hạ tầng dân sinh. Điều đáng mừng, TP. Huế đã chỉ đạo các ban ngành, địa phương trả lời thấu đáo cũng như triển khai khắc phục.

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
Kế hoạch hành động cấp cao đầu tiên để giải quyết khan hiếm nước, suy thoái đất

Lần đầu tiên, Diễn đàn Đất và Nước quốc tế được tổ chức từ ngày 9 - 11/12 tại Bangkok (Thái Lan), vạch ra các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy nỗ lực toàn cầu trong việc quản lý tình trạng khan hiếm nước và đảo ngược tình trạng suy thoái đất, đóng vai trò rất quan trọng đối với an ninh lương thực và sức khỏe môi trường toàn cầu.

Kế hoạch hành động cấp cao đầu tiên để giải quyết khan hiếm nước, suy thoái đất
Châu Á - Thái Bình Dương:
ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày hôm nay (25/11) công bố Kế hoạch Hành động Môi trường giai đoạn 2024 - 2030, vạch ra lộ trình giải quyết những tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh gồm: mất đa dạng sinh học, ô nhiễm và biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh
Return to top