Thế giới

Cần tăng cường tiêm chủng vaccine COVID-19 ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương

ClockThứ Sáu, 13/08/2021 14:43
TTH.VN - Sự gia tăng trong các trường hợp nhiễm COVID-19 ghi nhận vào giữa năm 2021 một lần nữa cho thấy sự cần thiết phải tăng tốc và mở rộng các chương trình tiêm chủng ở châu Á - Thái Bình Dương.

Châu Á nỗ lực thúc đẩy tiêm chủngCần gấp 7,7 tỷ USD để giúp các nước nghèo sống sót trước biến thể DeltaSau biến thể Delta, Lambda... sẽ là biến thể nào?Ấn Độ phê duyệt vaccine COVID-19 của Johnson & Johnson để sử dụng khẩn cấpChâu Á - Thái Bình Dương chạy đua phát triển, sản xuất vaccine COVID-19 “nhà trồng”

Tăng cường tiêm chủng vaccine COVID-19 ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương là cần thiết. Ảnh minh họa: Báo Thanh Niên

Nhiều đợt lây nhiễm mới liên quan đến biến thể Delta rất dễ lây lan, cộng thêm các chuyên gia y tế cũng đã cảnh báo rằng nếu không có mức độ bao phủ bởi vaccine lớn hơn, thậm chí có thể chúng ta sẽ phải đối mặt với sự xuất hiện của nhiều chủng virus độc lực cao, đe dọa hiệu quả của vaccine hiện có.

Được biết, khoảng một nửa nền kinh tế trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương có tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 khá thấp, chỉ dưới 15 liều/100 người. Chính điều này khiến các nước bị ảnh hưởng sâu sắc bởi các đợt bùng dịch mới.

Ngược lại, Mỹ, Anh và các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đều có khả năng tiếp cận và đạt được mức độ bao phủ vaccine cao đã chứng kiến số ca nhập viện và tử vong do COVID-19 giảm đi, cho phép các nước giảm bớt các biện pháp ngăn chặn và bắt đầu tiến trình mở cửa trở lại nền kinh tế.

Đáp ứng nhu cầu vaccine trong khu vực thông qua APVAX

Những thay đổi lớn về mức độ bao phủ này làm nổi bật tình trạng phân phối vaccine không công bằng, với các quốc gia nghèo hơn, kể cả ở châu Á – Thái Bình Dương đã không thể có đủ nguồn vaccine cần thiết bởi các nền kinh tế phát triển đã mua sẵn nguồn cấp.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đang hợp tác chặt chẽ với các nước thành viên là các quốc gia đang phát triển (DMC) để đảm bảo họ có thể tiếp cận vaccine, cũng như lưu trữ, phân phối vaccine hiệu quả để thực hiện các chương trình tiêm chủng.

Phương tiện quan trọng cho sự hỗ trợ này là Cơ sở Tiếp cận vaccine Châu Á – Thái Bình Dương, có thể gọi tắt là APVAX, được khởi động vào tháng 12/2020. Vaccine do APVAX tài trợ phải đáp ứng 1 trong 3 tiêu chí sau: Được mua thông qua COVAX – Cơ chế Tiếp cận Toàn cầu về vaccine COVID-19; được chấp thuận sử dụng khẩn cấp bởi cơ quan quản lý; hoặc thuộc danh sách sử dụng khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

“Có một số ưu tiên chính để thúc đẩy tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19. Trước tiên, cần đảm bảo rằng nguồn cung vaccine sẵn có được ưu tiên cho những người có nguy cơ mắc COVID-19 cao nhất. Thứ hai là đảm bảo có một hệ thống phân phối vaccine hiệu quả; thứ ba là có đủ lượng người tiêm chủng và cuối cùng là phải có hệ thống cảnh giác dược (pharmacovigilance systems) để theo dõi bất kỳ trường hợp xảy ra sau tiêm chủng”, Patrick Osewe, Trưởng nhóm Y tế của ADB cho hay.

Hiện APVAX đang hỗ trợ một số quốc gia có ca mắc COVID-19 mới tăng mạnh trong những tháng gần đây, trong đó có thể kể đến Bangladesh và Indonesia.

Được biết vào cuối tháng 6/2021, ADB đã phê duyệt khoản vay trị giá 940 triệu USD theo cơ sở APVAX cho chính phủ Bangladesh để mua khoảng 44,7 triệu liều vaccine, được dùng để tiêm chủng cho hơn 20 triệu dân của Bangladesh vào năm 2024. Động thái được thực hiện theo sau sự hỗ trợ trước đó của ADB để giúp quốc gia ứng phó với đại dịch, bao gồm khoản vay trị giá 250 triệu USD để tăng cường các chương trình bảo trợ xã hội và khả năng phục hồi, cùng với một khoản vay khác trị giá 500 triệu USD vào tháng 5/2020 để mở rộng mạng lưới an sinh xã hội cho các nhóm dễ bị tổn thương và hỗ trợ cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tại Indonesia, khoản vay 450 triệu USD sẽ giúp Bio Farma – một nhà cung cấp vaccine thuộc sở hữu nhà nước mua và cung cấp ít nhất 65 triệu liều vaccine cho các nhóm ưu tiên. Dự án cũng sẽ giúp cho chính phủ Indonesia và Bio Farma cải thiện quản lý hậu cần để cung cấp liều lượng vaccine hiệu quả hơn.

Gần đây, ngân hàng ADB cũng đã hợp tác với các chuyên gia hàng đầu về y tế công cộng, các cơ quan quản lý vaccine và các nhà hoạch định chính sách để tạo ra một nhóm tư vấn, có nhiệm vụ cung cấp cho các DMC lời khuyên khoa học và kỹ thuật chất lượng, an toàn và hiệu quả của vaccine COVID-19. Sự hỗ trợ này ngày càng trở nên quan trọng trước những nhận thức sai lầm phổ biến của công chúng về tính an toàn và hiệu quả của vaccine – những yếu tố làm suy yếu nỗ lực tăng tỷ lệ tiêm chủng.

Triển vọng tăng trưởng của châu Á – Thái Bình Dương 

Với việc châu Á – Thái Bình Dương có dấu hiệu phục hồi khiêm tốn trong nửa đầu năm 2021, việc mở rộng quy mô triển khai vaccine sẽ rất quan trọng để duy trì sự phục hồi và đảm bảo việc làm được bảo vệ, đồng thời hạn chế sự gia tăng của tình trạng nghèo đói và đảm bảo mọi người có thể đáp ứng các nhu cầu thiết yếu như thực phẩm, sức khỏe và giáo dục.

Được biết, trong dự báo kinh tế mới nhất dành cho khu vực châu Á đang phát triển, ADB dự đoán tổng sản phẩm quốc nội  (GDP) của khu vực trong năm 2021 giảm nhẹ từ mức 7,3% đưa ra hồi tháng 4 xuống còn 7,2%, trong bối cảnh đợt bùng phát mới của COVID-19 đang hoành hành. Tuy nhiên nhìn chung, ADB vẫn lạc quan một cách thận trọng về triển vọng của khu vực, cũng như tăng dự báo triển vọng của châu Á – Thái Bình Dương cho năm 2022 từ mức 5,3% lên 5,4%.

Nhà kinh tế trưởng Yasuyuki Sawada của ADB nhận định: “Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục phục hồi sau đại dịch COVID-19, bất chấp rằng con đường vẫn còn bấp bênh khi các đợt dịch mới vẫn xuất hiện và lây lan nhanh chóng, cũng như các biến thể mới ngày một nhiều và tiến trình triển khai tiêm chủng vaccine không đồng đều”.

Song vẫn có những khác biệt đáng kể về triển vọng giữa các tiểu vùng, với những đợt bùng phát COVID-19 mới nhất đã buộc các dự báo tăng trưởng phải được điều chỉnh lại ở Nam và Đông Nam Á. Ở Thái Bình Dương, triển vọng cũng bị giảm sút bởi số ca nhiễm ở Fiji và Papua New Guinea tăng mạnh và ảnh hưởng đến nền kinh tế của họ. Ngược lại, khu vực Đông Á lại đã và đang kiểm soát được tình hình dịch bệnh, do đó, dự báo tăng trưởng cũng được điều chỉnh tốt hơn. Dự báo tăng trưởng cho Trung Á cũng đã thay đổi hơn so với trước.

Đan Lê (Lược dịch từ ADB)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á: Ngành vận tải biển vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những cú sốc toàn cầu

Trong một thế giới ngày càng kết nối, căng thẳng địa chính trị và tác động của biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động toàn cầu, bao gồm cả châu Á. Tuy nhiên, với sức mạnh của ngành vận tải biển, châu lục này vẫn là khu vực kết nối tốt nhất với các mạng lưới vận tải trên toàn thế giới, đánh giá mới nhất về vận tải biển năm 2024 vừa được Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) công bố nêu rõ.

Châu Á Ngành vận tải biển vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những cú sốc toàn cầu
Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông

Căng thẳng gia tăng giữa Israel và Iran đang đe dọa làm gián đoạn nguồn cung dầu được vận chuyển qua Eo biển Hormuz - một tuyến đường năng lượng quan trọng đối với châu Á. Khu vực này cũng đang đứng trước mối lo ngại ngày càng tăng rằng, một cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông có thể làm tắc nghẽn nguồn cung và gây bất ổn thị trường dầu mỏ.

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông
Return to top