Thế giới

Cần tập trung vào thanh toán kỹ thuật số để duy trì tính cạnh tranh

ClockThứ Bảy, 30/04/2022 17:47
TTH.VN - Theo một bài viết được đăng tải trên Tạp chí Tech Wire Asia, trong bối cảnh thanh toán kỹ thuật số tiếp tục tăng trưởng ở Đông Nam Á, hơn một nửa số người dùng tài chính điện tử trong khu vực này tin rằng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần bắt đầu sử dụng thanh toán kỹ thuật số cho các giao dịch tài chính.

Bùng nổ thương mại điện tử ở ASEAN: Cơ hội cho các doanh nghiệp Ấn ĐộBán hàng kỹ thuật số: Cơ hội cho giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp Đông Nam Á

Phương thức thanh toán kỹ thuật số được người tiêu dùng sử dụng trên thiết bị điện thoại di động. Ảnh minh họa: CTV/Vietnam+

Trên thực tế, việc sử dụng hình thức thanh toán kỹ thuật số đã tăng lên rất đáng kể trong 2 năm qua, do đại dịch COVID-19. Các hoạt động liền mạch của thanh toán kỹ thuật số cho cả doanh nghiệp và khách hàng cũng góp phần làm tăng mức sử dụng.

Theo một nghiên cứu do Công ty Kaspersky thực hiện nhằm xác định thái độ và những thách thức của người dùng thanh toán kỹ thuật số trong khu vực, người tiêu dùng ở Malaysia (72%) rất ủng hộ việc áp dụng các hệ thống thanh toán kỹ thuật số của doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiếp theo đó là Singapore (68%) và Philippines (68%).

Trong khi đó, Công ty nghiên cứu IDC cho biết, nhu cầu đối với các hệ thống thanh toán không tiếp xúc là chưa từng có, đồng thời phản ánh xu hướng dự kiến của chi tiêu cho thương mại điện tử sẽ tăng 162%, tương đương 179,8 tỷ USD vào năm 2025, và thanh toán kỹ thuật số sẽ chiếm 91% các giao dịch.

Đáng chú ý, ví di động là phương thức thanh toán kỹ thuật số được ưa chuộng, khi 64% người được hỏi nói rằng, phương thức thanh toán này cũng có thể thúc đẩy các doanh nghiệp bằng cách tăng thu nhập của họ. Ngoài ra, các phương thức thanh toán kỹ thuật số thường xuyên nhất của người tiêu dùng trong khu vực là các ứng dụng thanh toán di động (58%), ngân hàng trực tuyến qua ứng dụng di động (53%), thẻ ghi nợ (36%), thẻ tín dụng (33%), và ngân hàng trực tuyến qua trình duyệt web (31%).

Điều thú vị là người dùng cũng nhận thức được những vấn đề cản trở các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc nắm bắt công nghệ này. Cụ thể, hơn một phần tư (27%) tổng số người được hỏi thừa nhận, các doanh nghiệp địa phương chưa sẵn sàng sử dụng hình thức thanh toán kỹ thuật số, do các vấn đề về Internet và thiếu thiết bị. Quan điểm này được ghi nhận ở mức cao nhất tại Philippines (31%), tiếp theo là Indonesia (29%), Thái Lan (28%)... Trong khi đó, các nước phát triển hơn trong khu vực ghi nhận mức thấp hơn, với Malaysia (21%) và Singapore (20%).

Tuy nhiên, một vấn đề khác là khi nhà cung cấp hoặc người bán hàng thương mại điện tử trở thành đối tượng của các vụ tấn công mạng. Theo đó, cuộc khảo sát chỉ ra, niềm tin của người tiêu dùng khi mua sắm tại các cửa hàng bị vi phạm dữ liệu nói chung đã giảm 42%.

Nhận định về vấn đề này, ông Yeo Siang Tiong, Tổng Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Kaspersky cho rằng, trong khi người tiêu dùng đang nắm bắt phong cách sống kỹ thuật số, và tin tưởng vào những công cụ giúp giao dịch tài chính của họ trôi chảy và nhanh chóng, họ cũng bắt đầu nhận thức được những nguy hiểm và rủi ro của các mối đe dọa không gian mạng trong cuộc sống riêng tư của họ.

“Nói một cách dễ hiểu, thiệt hại chi phí do vi phạm dữ liệu trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 54%; song, với việc phát hiện vi phạm sớm, tổn thất trung bình sẽ giảm 17%. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện đang ở một vị thế để tăng tốc chuyển đổi kỹ thuật số của họ. Không thể bỏ qua những thay đổi căn bản đối với nhu cầu và kỳ vọng của người tiêu dùng”, ông Yeo Siang Tiong nói thêm.

Bên cạnh đó, những chuyên gia từ Kaspersky đã khuyến nghị các chủ sở hữu doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực Đông Nam Á nên cảnh giác khi sử dụng thanh toán kỹ thuật số. Điều này bao gồm việc thực hiện đánh giá rủi ro bằng cách đánh giá các rủi ro tiềm ẩn có thể làm tổn hại đến hoạt động kinh doanh, cũng như đào tạo nhân viên nhận thức về những email lừa đảo và những thủ đoạn tương tự... Quan trọng hơn, khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu dựa vào thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến và thanh toán kỹ thuật số, họ cần đảm bảo sao lưu dữ liệu thường xuyên, đồng thời triển khai các phần mềm an ninh mạng mạnh mẽ.

Lê Thảo (Lược dịch từ Tech Wire Asia)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

88% người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng

Trong sách trắng đầu tiên về việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong thương mại điện tử tại Đông Nam Á, nền tảng thương mại điện tử Lazada cho biết, nghiên cứu mới của họ đã phát hiện ra phần lớn người tiêu dùng ở Đông Nam Á đang sử dụng AI để đưa ra quyết định mua hàng.

88 người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng
Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản

Với lợi thế từ sự bùng nổ dân số và làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ, Đông Nam Á đang sẵn sàng trở thành trung tâm đổi mới công nghệ bất động sản, với nhiều cơ hội tăng trưởng đáng kể giữa nhiều thách thức, các nhà lãnh đạo ngành này cho biết tại Hội nghị Công nghệ châu Á được tổ chức tại Jakarta ngày 23/10.

Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản
Đông Nam Á:
“Điểm nóng” về trung tâm dữ liệu toàn cầu

Tạp chí The Straits Times ngày 14/10 có bài viết cho hay, các công ty công nghệ lớn nhất thế giới đang đổ xô đến khu vực Đông Nam Á để xây dựng các trung tâm dữ liệu, vào thời điểm mà nhu cầu về cơ sở hạ tầng và sức mạnh tính toán để hỗ trợ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang gia tăng nhanh chóng.

“Điểm nóng” về trung tâm dữ liệu toàn cầu
Return to top