Thế giới

Bùng nổ thương mại điện tử ở ASEAN: Cơ hội cho các doanh nghiệp Ấn Độ

ClockThứ Hai, 07/06/2021 21:07
TTH - Theo một phân tích trên Business Standard, với tổng dân số 674 triệu người, trong đó hơn 400 triệu người sử dụng internet, lĩnh vực thương mại điện tử của ASEAN đang mang đến những cơ hội hấp dẫn và nhiều tiềm năng phát triển cho các doanh nghiệp Ấn Độ muốn bán hàng tại thị trường này.

Giới đầu tư nên chú trọng đến thị trường ASEAN

Thương mại điện tử bùng nổ mạnh ở các nước ASEAN. Ảnh minh hoạ: Vietnamnet

Theo báo cáo từ Bains & Co và Google, nền kinh tế kỹ thuật số của Đông Nam Á dự kiến ​​sẽ đạt tổng giá trị hàng hóa (GMV) là 300 tỷ USD vào năm 2025 từ mức định giá 100 tỷ USD năm 2019.

Đại dịch COVID-19 đã thay đổi thói quen mua hàng của người tiêu dùng ASEAN, theo đó ngày càng nhiều người sử dụng thương mại điện tử để mua các nhu yếu phẩm cơ bản hơn so với việc chỉ mua các sản phẩm thời trang gia dụng… như trước đây. Đổi lại, các nhà bán lẻ và nhà sản xuất địa phương hiện cũng xem thương mại điện tử là một sáng kiến ​​kinh doanh “thiết yếu”, chứ không đơn thuần chỉ là một lựa chọn.

Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp Ấn Độ đang tìm cách bán sản phẩm và dịch vụ của họ thông qua các nền tảng thương mại điện tử của ASEAN có thể sẽ cần thành lập các tổ chức kinh doanh ở các quốc gia mục tiêu tương ứng. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế cho rằng, lựa chọn hiệu quả nhất về chi phí sẽ là các doanh nghiệp nên sáp nhập với một công ty mẹ ở Singapore vì các chế độ pháp lý và thuế của quốc gia này được coi là một trong những chế độ thân thiện với doanh nghiệp và nhà đầu tư nhất trên thế giới, đồng thời thị trường tài chính của quốc gia này cũng tích hợp với tất cả các thị trường quốc tế lớn.

Đáng chú ý, ASEAN là một thị trường thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng nhưng lại vắng bóng các doanh nghiệp phương Tây, để lại thị phần cho các thương hiệu khu vực thống lĩnh. Những “ông lớn” hàng đầu trong mảng thương mại điện tử ở ASEAN phải kể đến là Shopee, Lazada và Tokopedia, với mô hình kinh doanh tương tự như Amazon bằng cách bán nhiều loại hàng hóa. Theo Business Standard, đây chính là “miếng bánh ngon” mà các doanh nghiệp Ấn Độ cần nắm bắt khi muốn lấn sân vào thị trường ASEAN.

Và để thành công trong phân khúc bán lẻ này, các doanh nghiệp Ấn Độ cần hợp tác với các nền tảng thương mại điện tử địa phương. Ngoài các liên doanh, cách tốt nhất để tiếp cận người tiêu dùng là các doanh nghiệp cần phát triển ứng dụng di động của riêng mình, cùng với hệ thống giao hàng và thanh toán trực tuyến chất lượng cao.

Ngoài ra, các nhà phân tích của Asiatimes cho rằng, doanh nghiệp Ấn Độ cần tận dụng tốt các cơ hội và chú trọng đến thị trường Indonesia và Việt Nam. Theo đánh giá, Indonesia là thị trường quan trọng nhất trong mảng thương mại trực tuyến, dựa trên quy mô và nền kinh tế của nó. Báo cáo của Bains & Co và Google cho thấy nền kinh tế kỹ thuật số của đất nước này dự kiến ​​sẽ có GMV khoảng 124 tỷ USD vào năm 2025, tương đương 1/2 GMV dự kiến ​​của nền kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á vào cùng thời điểm. Trong khi đó, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam cũng sẽ tăng trưởng hai con số và thị trường thương mại điện tử có khả năng đạt 15 tỷ USD vào năm 2025, tăng từ mức 7 tỷ USD trong năm 2020. Thương mại điện tử đã thúc đẩy tăng trưởng đáng kể ở Việt Nam, ở mức 46% (từ 2019 đến 2020) và 41% tổng số người dùng dịch vụ kỹ thuật số trong năm 2020 là người dùng mới, cao hơn mức trung bình của Đông Nam Á.

TỐ QUYÊN

 (Lược dịch từ Business Standard & Asiatimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Giá máy lạnh 3hp bao nhiêu tiềnCửa hàng Bếp từ tại Hải Phòng

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân

Đó là chủ đề buổi đối thoại trực tuyến trao đổi và tháo gỡ trên Cổng Thông tin điện tử Thừa Thiên Huế giữa UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình và lãnh đạo các sở, ngành với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh diễn ra sáng 31/10.

Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân
“Mở rộng không gian” với công nghệ 5G

Mới đây (ngày 15/10), Viettel Thừa Thiên Huế chính thức ra mắt và cung cấp dịch vụ 5G tại thành phố Huế và 3 khu công nghiệp (KCN) Phong Điền (huyện Phong Điền), Phú Bài (TX. Hương Thủy) và Phú Đa (huyện Phú Vang).

“Mở rộng không gian” với công nghệ 5G
Cùng doanh nghiệp chinh phục kinh tế số

Ông Dương Tuấn Anh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh thông tin, hiện tỉnh có trên 6.000 DN đang hoạt động. Sự xuất hiện của các sàn thương mại điện tử như TikTok, Sendo, Tiki, Lazada và Shopee... tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp.

Cùng doanh nghiệp chinh phục kinh tế số
Return to top