Thế giới

Canada: Mục tiêu đưa lượng khí thải carbon dioxide về 0 vào năm 2050

ClockThứ Sáu, 06/12/2019 10:27
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, chiều 5/12, phiên họp đầu tiên của Quốc hội mới tại Canada chính thức khai mạc sau cuộc tổng tuyển cử cách đây một tháng rưỡi.

Lượng khí thải carbon toàn cầu chạm mức cao kỷ lục trong năm 2018Sau 3 năm ổn định, lượng khí thải toàn cầu tiếp tục tăng trong năm 2017Vận tải biển đối mặt yêu cầu cắt giảm phát thải CO2OECD: Thuế năng lượng quá thấp để đối phó với biến đổi khí hậu

Trong diễn văn khai mạc, Toàn quyền Canada, bà Julie Payette đã kêu gọi tinh thần hợp tác của các nghị sĩ trong nhiều vấn đề như cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, củng cố tầng lớp trung lưu, hòa hợp dân tộc, đảm bảo để người dân được an toàn và khỏe mạnh, và để Canada thành công trong một thế giới bất ổn. Đây cũng là những điểm chính trong chương trình nghị sự của chính phủ đảng Tự do.

Trước đó, các nghị sĩ đã bầu ông Anthony Rota là Chủ tịch Hạ viện mới của Canada.

Thủ tướng Justin Trudeau khẳng định Chính phủ Canada cần hành động để bảo vệ môi trường, đồng thời thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và cải thiện đời sống của người dân.

Ottawa đặt mục tiêu đưa lượng khí thải carbon dioxide về 0 vào năm 2050. Đây được đánh giá là một mục tiêu tham vọng, nhưng cần thiết, để bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế.

Thủ tướng Trudeau bày tỏ mong muốn toàn bộ người dân Canada được hưởng lợi từ thành công của nền kinh tế và cho biết chương trình hành động đầu tiên của chính phủ là cắt giảm thuế cho người dân (trừ nhóm người giàu nhất trong xã hội), tăng thu nhập cho các hộ gia đình trung lưu, tạo điều kiện để người dân được tiếp cận với giáo dục, hỗ trợ người mua nhà lần đầu,…

Đặc biệt, chính phủ cũng cam kết hỗ trợ người dân tham gia lực lượng lao động, nâng cao tay nghề trong khuôn khổ của kế hoạch xây dựng một nền kinh tế vững mạnh và hiện đại.

Theo giới quan sát, những quyết định liên quan đến chương trình hành động chống biến đổi khí hậu sẽ là phép thử quan trọng đối với nội các mới của Thủ tướng Justin Trudeau.

Mục tiêu của Thủ tướng Trudeau muốn xoa dịu tâm trạng bất mãn của người dân ở miền Tây, khu vực sản xuất dầu mỏ chủ chốt của Canada.

Tuy nhiên, mục tiêu này lại xung đột với mục tiêu của Ottawa muốn giảm mạnh lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Canada nằm trong nhóm 10 nước thải nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính nhất và cũng là một trong những quốc gia có mức phát thải tính trên đầu người cao nhất thế giới.

Theo TTXVN

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quảng bá hình ảnh, tiềm năng địa phương tại Hoa Kỳ và Canada

Chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada được kỳ vọng sẽ góp phần giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng đến với bạn bè quốc tế; đồng thời thu hút đầu tư, thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại của các đối tác Mỹ và Canada vào Thừa Thiên Huế.

Quảng bá hình ảnh, tiềm năng địa phương tại Hoa Kỳ và Canada
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Return to top