Thế giới

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng lớn đến sản xuất châu Á

ClockThứ Sáu, 01/11/2019 14:53
TTH.VN - Nhiều hệ lụy khiến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phải cắt giảm dự báo tăng trưởng của khu vực châu Á.

Mỹ-Trung áp thuế mới, công ty Nhật tìm đến 'công xưởng sản xuất' Đông Nam ÁCăng thẳng thương mại Mỹ - Trung thúc đẩy tiến trình hiệp định RCEPNhật - Hàn có thể hội đàm vòng hai về căng thẳng thương mại vào tháng tớiĐàm phán tại Hội nghị Bộ trưởng RCEP lần thứ 9 không đạt kết quảTrung Quốc mua một lượng lớn đậu nành và thịt lợn từ Mỹ

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng lớn đến sản xuất châu Á. Ảnh minh họa: Vietnamplus

Các cường quốc về xuất khẩu của châu Á đã và đang chứng kiến hoạt động sản xuất trong các nhà máy ngày càng thu hẹp hơn trong tháng 10 do ảnh hưởng của nhu cầu giảm căng thẳng thương mại toàn cầu khiến các nhà hoạch định chính sách chuyển trọng tâm chú ý sang việc tăng cường hỗ trợ cho nền kinh tế để tránh suy thoái.

Theo đó, Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) cho thấy hoạt động sản xuất ở Bắc Á trong tháng 10, mà cụ thể là tại Nhật Bản giảm xuống mức thấp hơn so với 3 năm vừa qua. Cùng lúc, hoạt động tại Hàn Quốc và Đài Loan cũng bị thu hẹp khi các công ty chịu nhiều thiệt hại do nhu cầu toàn cầu giảm sút.

Có thể nói hàng loạt các chỉ số ban đầu đã cho thấy ảnh hưởng ngày càng lớn mà cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung gây ra cho tâm lý kinh doanh. Nhiều hệ lụy khiến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phải cắt giảm dự báo tăng trưởng của khu vực châu Á.

Joe Hayes, một nhà kinh tế của IHS Market nhận định về PMI của riêng Hàn Quốc cho biết: “Sự sụt giảm trong xuất khẩu vẫn là gót chân Achilles của đất nước, với nhiều cơn gió ngược ngày càng xuất hiện. Cũng như xung đột thương mại Mỹ - Trung, căng thẳng với Nhật Bản và kinh tế châu Âu trì trệ đã và đang làm giảm đáng kể khối lượng đơn đặt hàng cho các nhà sản xuất của Hàn Quốc”.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Return to top