Thế giới

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung thúc đẩy tiến trình hiệp định RCEP

ClockThứ Ba, 29/10/2019 19:53
TTH - Reuters ngày 29/10 dẫn lời các nhà phân tích nói rằng, căng thẳng thương mại Mỹ- Trung đã tạo động lực mới cho Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và nhiều khả năng nếu không đạt được thoả thuận cuối cùng, hiệp định cũng sẽ có bước tiến triển lớn tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 sẽ diễn ra tại Bangkok trong tuần này.

Đàm phán tại Hội nghị Bộ trưởng RCEP lần thứ 9 không đạt kết quảHướng đi của ASEAN trước những thách thức toàn cầu

RCEP sẽ tiếp tục được thảo luận trong Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 sắp diễn ra tại Bangkok. Ảnh: Bangkokpost/Hanoimoi

Tiến trình đàm phán RCEP kể từ khi bắt đầu vào năm 2012 đã bị chậm lại do những bất đồng giữa các thành viên, chẳng hạn như mối quan tâm lớn của Ấn Độ về khả năng nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết, tốc độ thảo luận về các vấn đề còn lại đã diễn ra nhanh chóng trong năm nay, khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung làm gia tăng mối lo ngại cả về tăng trưởng kinh tế và an ninh khu vực.

Thái Lan – quốc gia hiện đang giữ chức Chủ tịch ASEAN, tiết lộ rằng các cuộc đàm phán về tiếp cận thị trường trong tháng này đã hoàn tất 80,4% và các thành viên đã đồng ý với 14 trong tổng số 20 chương. Các cuộc thảo luận với các thành viên RCEP sẽ tiếp tục trong Hội nghị Cấp cao ASEAN từ ngày 31/10 - 4/11 tới tại Bangkok. Theo Reuters, các cuộc đàm phán hiện đang trong giai đoạn nước rút cuối cùng.

“Hoàn tất các cuộc đàm phán RCEP sớm nhất có thể có ý nghĩa to lớn đối với sự ổn định, thịnh vượng và phát triển lâu dài của khu vực”, ông Li Chenggang, trợ lý Bộ trưởng thương mại Trung Quốc nhấn mạnh.

RCEP là một hiệp định thương mại tự do (FTA) bao gồm 10 nước ASEAN và 6 quốc gia mà ASEAN đã ký FTA. Khối thương mại này chiếm 1/3 GDP toàn cầu và gần 1/2 dân số thế giới.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại

Cùng với hoạt động xúc tiến thương mại với các doanh nghiệp (DN) Thái Lan ở quy mô lớn, những hoạt động xúc tiến xúc thương mại quy mô nhỏ với một vài đối tác cũng góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho những hợp đồng thương mại lâu dài.

Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại
Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi

Tập đoàn tài chính đa quốc gia HSBC và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ cùng nhau cung cấp vốn cho các giao dịch thương mại, với giá trị lên tới 1 tỷ USD. Động thái này nhằm giúp lấp đầy khoảng trống về tài trợ cho thương mại tại các thị trường mới nổi.

Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi
Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top