Thế giới

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

ClockThứ Năm, 14/11/2024 15:08
TTH.VN - Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APECPeru siết chặt an ninh tại thủ đô trước thềm hội nghị APECCùng nhau xây dựng cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương thông qua phát triển chất lượng caoAPEC phải kiên định với nguyên tắc nền tảng, vững bước hướng đến phát triển và thịnh vượngĐổi mới sáng tạo và công nghệ - Chìa khóa xây dựng hệ thống lương thực linh hoạt

Hàng hóa trung gian dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang các nền kinh tế APEC. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Báo Tin tức 

Cụ thể, theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, thương mại giữa nước này với các nền kinh tế APEC chiếm 59,1% tổng thương mại Trung Quốc, tức tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023, vượt 0,5% tốc độ thương mại chung của Trung Quốc.

Trong số các đối tác thương mại chính của APEC, thương mại với Việt Nam, Peru và Malaysia cũng chứng kiến tốc độ tăng trưởng vượt hơn 10%. Thương mại với Hongkong tăng 11,3% và với Đài Loan cũng tăng 11%.

Hàng hóa trung gian dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang các nền kinh tế APEC, thể hiện rõ với mức tăng 8,4% lên 5,56 nghìn tỷ NDT trong 10 tháng đầu năm 2024. Linh kiện điện tử, phụ tùng ôtô và module màn hình ghi nhận mức tăng trưởng đáng chú ý. Cùng với đó, hàng tiêu dùng, bao gồm hàng dệt may, trái cây và xe chở khách cũng có mức tăng trưởng đáng kể.

Về nhập khẩu của Trung Quốc, hơn 80% hàng nhập khẩu từ các nền kinh tế thành viên APEC bao gồm hàng hóa trung gian như máy móc, sản phẩm năng lượng và quặng kim loại.

Các chuyên gia cho biết, lợi thế chung của Trung Quốc trong sản xuất và cam kết phát triển chất lượng cao đang mang lại nhiều cơ hội phát triển về thương mại và kinh tế cho các nền kinh tế APEC, qua đó thúc đẩy hội nhập khu vực và thịnh vượng hơn.

Nhận lời phỏng vấn với phóng viên của hãng tin Global Times, thành viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak Yajant Menon cho hay, khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện đang là tâm điểm của nền kinh tế thế giới và ngày càng trở thành trung tâm của hoạt động kinh tế. Vì vậy, khu vực này đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. APEC, với tư cách là tổ chức lớn nhất đại diện cho các thành viên từ khu vực này, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính liên tục của tăng trưởng toàn cầu, đặc biệt là thời điểm toàn cầu đang tồn tại nhiều thách thức.

Đối với Trung Quốc, quốc gia thương mại lớn nhất thế giới, một hệ thống thương mại đa phương hoạt động là rất quan trọng.

Được biết, lợi thế chính của APEC là tập hợp cả Bắc bán cầu và Nam bán cầu, đóng vai trò là diễn đàn liên kết các nước, bao gồm cả Trung Quốc, Mỹ và Nga.

Ngoài các sáng kiến đang được triển khai như Sáng kiến Phát triển Toàn cầu (GDI), Trung Quốc cũng đã nộp đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Điều này sẽ giúp Trung Quốc tăng cường hội nhập vào khu vực APEC và kết nối sâu hơn với nền kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, nó có thể đóng vai trò quan trọng trong tiến trình thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập lớn hơn ở châu Á - Thái Bình Dương và là tiềm năng lớn để hỗ trợ tăng trưởng chuỗi cung ứng trong khu vực.

Đan Lê (Lược dịch từ Global Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

Các cuộc họp chính trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 nhằm mục đích cung cấp định hướng chính sách rộng lớn hơn cho các thành viên APEC để tạo ra một môi trường có điều kiện thuận lợi cho thương mại và khai thác hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng do công nghệ thúc đẩy, cũng như tăng cường đổi mới kinh doanh và việc làm, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC
Return to top