Thế giới

Cảnh báo tình trạng tử vong do sử dụng thuốc lá không khói gia tăng

ClockThứ Bảy, 15/08/2020 12:54
TTH.VN - Một nghiên cứu mới cho thấy, số người chết trên toàn cầu do sử dụng các sản phẩm thuốc lá không khói đã tăng 1/3 trong vòng 7 năm qua lên con số ước tính 350.000 người.

Tỷ lệ tiêu thụ thuốc lá đạt đỉnh ở IndonesiaMalaysia – quốc gia tiếp theo của ASEAN triển khai nhiều khu vực không khói thuốcHàn Quốc lên kế hoạch áp thuế cao hơn đối với sản phẩm thuốc lá điện tử

Thuốc lá nhai là một trong những sản phẩm thuốc lá không khói. Ảnh: Getty Image

Nghiên cứu từ Đại học York được đưa ra trong thời điểm có nhiều lo ngại rằng khạc nhổ - một hành vi phổ biến ở những người nhai thuốc lá - có khả năng truyền virus SARS-CoV-2.

Từ đó, các nhà nghiên cứu kêu gọi các chính phủ và các cơ quan y tế công cộng điều chỉnh việc sản xuất và bán thuốc lá không khói (bao gồm thuốc lá hoặc hỗn hợp thuốc lá được nhai, ngậm hoặc hít thay vì hút như thuốc lá thông thường). Họ cho rằng, áp dụng lệnh cấm khạc nhổ ở nơi công cộng sẽ không khuyến khích việc sử dụng thuốc lá không khói và có thể làm giảm sự lây truyền COVID-19.

Tiến sĩ Kamran Siddiqi thuộc Khoa Khoa học Y tế, trường Y Hull York, cho biết: “Nghiên cứu được đưa ra vào thời điểm COVID-19 đang ảnh hưởng đến hầu hết các khía cạnh của cuộc sống của chúng ta. Nhai thuốc lá làm tăng tiết nước bọt và dẫn đến việc bắt buộc phải nhổ. Trong khi đó, có những lo ngại rằng khạc nhổ - một hành vi phổ biến ở những người nhai thuốc lá - có khả năng truyền virus cho người khác. Đối với vấn đề này, Ấn Độ đã thực hiện một bước đi tích cực khi cấm khạc nhổ ở những nơi công cộng để giảm sự lây truyền COVID-19".

Nghiên cứu được tài trợ bởi Viện Nghiên cứu Y tế Quốc gia, ước tính chỉ riêng trong năm 2017, thuốc lá không khói đã dẫn đến hơn 90.000 ca tử vong do ung thư miệng, vòm hầu, thực quản và hơn 258.000 ca tử vong do bệnh tim. Nghiên cứu cho thấy, tuổi thọ của hàng triệu người khác cũng đã bị rút ngắn vì sức khỏe kém do ảnh hưởng của việc nhai các sản phẩm làm từ thuốc lá.

Các nhà nghiên cứu đã tổng hợp các số liệu sử dụng dữ liệu từ 127 quốc gia và trích xuất từ ​​nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu năm 2017 và các cuộc khảo sát như Khảo sát Thuốc lá Người lớn Toàn cầu.

Tiến sĩ Siddiqi cho biết, Nam Á và Đông Nam Á tiếp tục là điểm nóng, trong đó Ấn Độ chiếm 70%, Pakistan chiếm 7% và Bangladesh chiếm 5% gánh nặng bệnh tật toàn cầu do thuốc lá không khói. Cũng theo lời Tiến sĩ Siddiqi, thuốc lá không khói được sử dụng bởi gần 1/4 người sử dụng thuốc lá và hầu hết họ sống ở Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh. Ở Vương quốc Anh và các cộng đồng Nam Á… việc tiêu thụ các sản phẩm thuốc lá không khói cũng cần được quản lý giống như thuốc lá.

Ông Siddiqi cho rằng, “chúng ta có một chính sách quốc tế dưới dạng Công ước khung về Kiểm soát Thuốc lá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhằm điều chỉnh cung và cầu các sản phẩm thuốc lá. Chúng ta cần áp dụng khuôn khổ này đối với thuốc lá không khói với mức độ nghiêm ngặt tương tự như đối với thuốc lá điếu. "

BẢO NGHI (Lược dịch từ Devdiscourse​)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS:
Số ca nhiễm và tử vong do HIV giảm đáng kể

Số ca nhiễm mới và tử vong do HIV đã và đang ghi nhận sự giảm đi đáng kể trên toàn thế giới, đánh dấu bước tiến đáng kể trong cuộc chiến chống lại căn bệnh này.

Số ca nhiễm và tử vong do HIV giảm đáng kể
Để giảng đường không khói thuốc lá

Với nhiều biện pháp tích cực, nhiều trường đại học thành viên, đơn vị trực thuộc Đại học Huế (ĐHH) đã hạn chế tối đa cán bộ, giảng viên, sinh viên hút thuốc lá trên giảng đường.

Để giảng đường không khói thuốc lá
Return to top