Thế giới

Caribbean: Trẻ em di dời do thiên tai tăng 6 lần trong vòng 5 năm

ClockThứ Bảy, 07/12/2019 07:43
TTH.VN - Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc (UNICEF) chỉ ra trong báo cáo mới được phát hành ngày 6/12 rằng số trẻ em sinh sống trong vùng Caribbean phải rời bỏ quê hương vì bão, lũ, thiên tai đã chứng kiến mức tăng xấp xỉ 6 lần trong vòng 5 năm qua.

Hàn Quốc thúc đẩy hợp tác toàn diện, lấy con người làm trung tâm với ASEANPakistan: Không khí thân thiện tại buổi tiếp vợ chồng Hoàng tử WilliamLãnh đạo ASEAN họp bàn tìm cách quản lý thiên tai, thảm họaThái Lan phê duyệt ngân sách 74,5 triệu USD cứu trợ thiên taiEcuador tuyên bố rút khỏi OPECPin nhiên liệu sẽ phát triển mạnh với cam kết tiêu thụ 10 triệu xe

Thiên tai ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích của trẻ em, đặc biệt là trẻ vùng Caribbean. Ảnh minh họa: Vietnamplus

Trong giai đoạn 2014 – 2018, bão nhiệt đới, lốc xoáy đã khiến 761.000 trẻ em trong khu vực phải di dời để đảm bảo an toàn. Đây cũng là 5 năm nóng nhất từng ghi nhận.

Trước đó, từ năm 2009 – 2013, khoảng 173.000 trẻ em cũng đã phải rời đi.

“Bản báo cáo là một lời nhắc nhở quả quyết rằng khủng hoảng thời tiết chính là khủng hoảng quyền trẻ em”, Giám đốc điều hành UNICEF Henrietta Fore khẳng định.

Vị giám đốc nhận định, trẻ em tại những quốc gia dễ bị bão và lũ lụt trên khắp thế giới là những cá nhân dễ bị tổn thương nhất. Trẻ em sống tại những nơi này đã và đang cảm nhận được tác động của biến đổi khí hậu. Do đó, chính phủ các nước và cộng đồng quốc tế phải khẩn trưởng triển khai hành động nhằm giảm thiểu tối đa hậu quả tàn khốc.

Trong bối cảnh Caribbean đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi những cơn bão nhiệt đới thảm khốc trong khoảng thời gian từ 2016 – 2018, bao gồm bốn cơn bão cấp 5, UNICEF đã và đang tiếp tục hỗ trợ cho trẻ em và gia đình trên khắp khu vực – những cá nhân chịu ảnh hưởng nặng nề của mùa bão Đại Tây Dương năm 2017. Chỉ trong năm này, hơn 400.000 trẻ em đã buộc phải dời đi.

Trước tình hình khí hậu, thời tiết đang diễn biến phức tạp, UNICEF liên tục kêu gọi lấy trẻ em làm trung tâm trong những chiến lược và chính sách đối phó với biến đổi khí hậu, cùng lúc cũng phải đảm bảo bảo vệ trẻ em khỏi tác động của biến đổi khí hậu.

Trong số nhiều khuyến nghị, chính quyền cũng được khuyến khích cung cấp cho những trẻ em phải di dời do thiên tai cơ hội được bảo vệ và tiếp cận với giáo dục, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và nhiều dịch vụ thiết yếu khác.

Đan Lê (Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khẩn trương sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở

Trước tình hình mưa lớn, nguy cơ sạt lở và ngập lụt sâu, trong sáng 5/11, các địa phương của huyện Phú Lộc đã triển khai sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy cơ cao về sạt lở, rào chắn cảnh báo các vị trí ngập lụt sâu.

Khẩn trương sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở
Cảnh giác, chủ động, không chủ quan

Bão số 6 (TRAMI) tạm biệt Philippines để vào Biển Đông và phăm phăm hướng về miền Trung nước ta. Là dân của xứ “trời hành cơn lụt mỗi năm”, lại vừa chứng kiến cơn bão Yagi tàn phá kinh hoàng các tỉnh phía bắc, nên từ trước đó nhiều ngày, đi đâu cũng nghe bà con bàn tán về bão. Và hầu như ai cũng có smartphone nên vừa bàn tán, vừa mở mạng xem dự báo, đường đi của bão nó sẽ như thế nào.

Cảnh giác, chủ động, không chủ quan
Nồi ngô bung ngày bão

Với thế hệ 7X, 8X sinh ra và lớn lên ở làng quê, cơm độn ngô khoai hẳn đã là một phần ký ức khó mờ phai trong tâm thức. Ở vùng “rốn lũ” miền Trung quê tôi, các món chế biến từ ngô rất đa dạng và phổ biến trong thế kỷ trước. Một trong những món quê bình dị mà gây thương nhớ phải kể đến món ngô bung, có chỗ lại gọi là ngô nâm, ngô hầm. Món ăn ấy một thuở được coi là món cứu đói nổi tiếng của nhà nghèo. Ngày ấy, bố mẹ tôi đông con nên quanh năm là cơm độn sắn, khoai, ngô lẫn lộn, có khi mở nắp nồi ra đã thấy nghẹn ứ ở cổ vì ngán. Nhưng thật lạ, chỉ có món ngô bung mỗi lần ăn là một lần tôi cảm thấy thích thú. Có thể nói nó đã trở thành mỹ vị của tuổi thơ, thực sự ngon trong những ngày gió bão mênh mông và trong tiết trời đông tê tái sắt lòng.

Nồi ngô bung ngày bão
Return to top