Thế giới

Châu Á: Gần 1/3 số việc làm bị mất đi liên quan đến ngành du lịch

ClockThứ Sáu, 19/11/2021 07:17
TTH.VN - Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) của Liên Hiệp quốc (LHQ) ngày 18/11 cho biết, gần 1/3 tổng số việc làm bị mất đi ở 5 quốc gia châu Á có liên quan đến ngành du lịch, với mức ước tính khoảng 1,6 triệu việc làm.

Lào thống nhất tiêu chuẩn trong ngành du lịch nhằm tạo sức hút với du kháchDu lịch châu Âu sẽ chưa trở lại trạng thái cũ trong một vài năm tớiILO: Đại dịch ảnh hưởng đến thị trường việc làm nghiêm trọng hơn dự kiến

Một bãi biển trên đảo Bali của Indonesia vắng bóng du khách trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Theo các bằng chứng từ Brunei, Mông Cổ, Philippines, Thái Lan, và Việt Nam, số việc làm bị mất đi trong những lĩnh vực liên quan đến ngành du lịch vào năm 2020 cao hơn gấp 4 lần so với các lĩnh vực không liên quan đến du lịch.

Nhận định về điều này, bà Chihoko Asada-Miyakawa, trợ lý Tổng Giám đốc ILO, kiêm Giám đốc ILO khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho rằng: "Ngay cả với các quốc gia trong khu vực, những nơi tập trung nhiều vào tiêm chủng và thiết kế chiến lược để từ từ mở cửa trở lại biên giới, việc làm và số giờ làm việc trong lĩnh vực liên quan đến du lịch ở các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương trong năm tới sẽ vẫn có khả năng thấp hơn so với các con số được ghi nhận trước cuộc khủng hoảng".

Tại Brunei, ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề, khi việc làm và số giờ làm việc trung bình giảm lần lượt khoảng 40% và 21%. Đây là quốc gia chứng kiến​​ sự khác biệt lớn nhất giữa số việc làm bị mất đi trong các lĩnh vực liên quan đến du lịch và các lĩnh vực không liên quan đến du lịch.

Trong khi đó, việc làm và số giờ làm việc trung bình trong ngành du lịch tại Mông Cổ đã thu hẹp lần lượt khoảng 17% và 13%.

Ở Philippines, việc làm trong ngành này cũng đã ghi nhận mức giảm 28%, so với mức giảm 8% trong các lĩnh vực không liên quan đến du lịch. Đáng chú ý, số người lao động trong lĩnh vực liên quan đến du lịch không làm việc giờ nào mỗi tuần đã tăng gấp 2.000 lần.

Tại Thái Lan, mức tiền lương trung bình trong ngành du lịch giảm 9,5%, khi người lao động chuyển sang các công việc được trả lương thấp hơn, trong khi số giờ làm việc trung bình cũng giảm 10%.

Vào quý đầu tiên của năm 2021, số lượng việc làm trong tất cả các phân ngành liên quan đến du lịch đã ở mức thấp hơn, so với các con số được ghi nhận trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, ngoại trừ các hoạt động phục vụ thực phẩm và đồ uống.

Cũng theo ILO, tiền lương trung bình trong ngành du lịch tại Việt Nam đã giảm gần 18%.

Lê Thảo (Lược dịch từ Bloomberg & Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Nguồn nhân lực cho ngành du lịch

Chất lượng nguồn nhân lực được xem là yếu tố cốt lõi để phát huy tiềm năng du lịch. Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, du lịch của Cố đô cũng phải được nâng lên xứng tầm với vị thế, trong đó có yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực cho ngành du lịch
Return to top