Thế giới

Châu Á là một ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Mỹ

ClockThứ Tư, 17/03/2021 08:34
TTH.VN - Theo các chuyên gia chính trị, Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương sẽ đóng một vai trò lớn hơn nhiều trong chính sách đối ngoại của Mỹ, trong đó châu Á là ưu tiên chính.

Nhóm Quad thảo luận hợp tác trong ứng phó với các thách thức toàn cầu60% dân chúng Mỹ ủng hộ Tổng thống Joe BidenHội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầuTổng thống Mỹ sẽ phê duyệt tuyên bố thảm họa của tiểu bang TexasTổng thống Mỹ: Liên minh xuyên Đại Tây Dương đã trở lại

Tổng thống Mỹ Joe Biden trong một bài phát biểu. Ảnh minh họa: AP/Vietnamnet

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin hiện đang ở Nhật Bản và Hàn Quốc trong tuần này để thực hiện các chuyến thăm đến hai đồng minh quân sự lớn của Washington ở châu Á, nơi có hàng chục ngàn binh sĩ đang đóng quân.

Ngày 12/3 vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc gặp với hầu như các thủ tướng của Nhật Bản, Ấn Độ và Australia trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa các lãnh đạo của một liên minh chiến lược không chính thức – Đối thoại An ninh Tứ giác, hay còn gọi là Bộ tứ Quad.

Bà Angela Mancini làm việc tại tổ chức tư vấn về rủi ro Control Risks cho biết: “Châu Á là ưu tiên hàng đầu”. Dựa trên cuộc họp của Bộ tứ vào tuần trước, cũng như tình hình ngoại giao tổng thể đang diễn ra với chính quyền hiện tại, Mỹ đang làm rõ rằng so với cách tiếp cận của chính quyền tiền nhiệm, khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đóng một vai trò rất quan trọng đối với Washington.

Một ý kiến khác đến từ nhà phân tích đảm nhận khu vực Nam Á tại công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group Akhil Bery, chính quyền Joe Biden đang xây dựng dựa trên khuôn khổ mà chính quyền Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump để lại, liên quan đến chiến lược Ấn Độ  - Thái Bình Dương và hiện đang phát triển một liên minh các đối tác để hợp tác.

Được biết, một loạt các hoạt động ngoại giao với châu Á của các quan chức Mỹ diễn ra trước cuộc gặp của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Quan chức Cấp cao Trung Quốc Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị dự kiến diễn ra ngày 18/3 tới đây.

Được biết, Liên minh không chính thức Quad khẳng định cam kết hướng tới một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do, cởi mở và hòa nhập.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Trường Cao đẳng Huế:
Đăng cai Hội thảo "Xã hội và văn hoá châu Á trong thời kỳ công nghệ số"

Với chủ đề "Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số", hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế. Được Trường Cao đẳng Huế đồng chủ trì tổ chức, đây là lần đầu tiên Trường Cao đẳng Huế vinh dự đăng cai tổ chức sự kiện này.

Đăng cai Hội thảo Xã hội và văn hoá châu Á trong thời  kỳ công nghệ số
Return to top