Thế giới

Châu Á nỗ lực đối phó với làn sóng lây nhiễm COVID-19 lần 2

ClockThứ Hai, 27/07/2020 21:27
TTH - Theo tin từ Reuters ngày 27/7, các quốc gia trên khắp châu Á đang phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ 2 và đang nỗ lực để ngăn chặn đại dịch này, khi nhiều thành phố ở các nước tái xuất hiện các ca nhiễm mới trong cộng đồng.

Lo sợ làn sóng COVID-19 thứ hai, châu Âu tích cực chuẩn bị lực lượng y tếCovid-19: Thế giới hơn 8,2 triệu ca mắc, châu Á báo động làn sóng thứ 2

Lực lượng y tế Đà Nẵng tiến hành phun thuốc khử trùng sau khi phát hiện ca nhiễm COVID-19 mới trong cộng đồng. Ảnh: VOV

Tại Trung Quốc đại lục, số ca nhiễm COVID-19 không liên quan đến người trở về từ nước ngoài đã đạt mức cao nhất kể từ đầu tháng 3, với tổng số 57 trường hợp lây nhiễm trong nước trên tổng số 61 ca nhiễm mới.

Hồng Kông (Trung Quốc) cũng vừa tuyên bố thắt chặt hơn nữa các biện pháp hạn chế nhằm giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh, bao gồm lệnh cấm tụ tập hơn 2 người, cấm ăn uống tại các nhà hàng và bắt buộc mang khẩu trang ở tất cả các nơi công cộng, kể cả ngoài trời.

Trong khi đó, Chính quyền Australia cảnh báo lệnh phong toả 6 tuần tại các khu vực thuộc bang Victoria có thể kéo dài lâu hơn sau khi bang này ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất trong một ngày (535 ca).

Tại Nhật Bản, chính phủ cho biết sẽ thúc giục các doanh nghiệp đẩy mạnh làm việc từ xa và tăng cường các biện pháp giãn cách xã hội khác trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 trong công nhân gia tăng.

Cũng theo Reuters, Việt Nam đang sơ tán 80.000 người, chủ yếu là khách du lịch nội địa đang ở Đà Nẵng sau khi địa phương này có kết quả xét nghiệm 3 ca dương tính với SARS-CoV-2 vào cuối tuần, kết thúc 99 ngày Việt Nam không có ca nhiễm mới trong cộng đồng.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ REuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Phong Điền nỗ lực xóa nhà tạm

Không trông chờ vào những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, bằng nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, huyện Phong Điền đã xóa được nhà tạm cho nhiều hộ nghèo ở địa phương.

Phong Điền nỗ lực xóa nhà tạm
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Return to top