Thế giới

Châu Á - Thái Bình Dương là thị trường IPO linh hoạt nhất năm 2022

ClockThứ Sáu, 06/01/2023 07:24
TTH.VN - Theo một báo cáo vừa được Công ty kiểm toán đa quốc gia Ernst & Young (EY) công bố ngày 5/1, thị trường phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) ở châu Á - Thái Bình Dương là thị trường linh hoạt nhất so với các khu vực khác trong năm vừa qua, với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ hơn và cao hơn.

Các doanh nghiệp Đông Nam Á huy động được lượng vốn kỷ lục qua các thương vụ IPOChâu Á-Thái Bình Dương dẫn đầu hoạt động IPO toàn cầu năm 2018

Một bảng chỉ số chứng khoán tại Sàn giao dịch Chứng khoán Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Điều này được ghi nhận trong bối cảnh khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã báo cáo mức giảm thấp nhất về cả số lượng và số tiền thu được từ IPO so với những thị trường lớn nhất trên thế giới, bao gồm châu Mỹ, châu Âu, Trung Đông, Ấn Độ, và châu Phi. Bên cạnh đó, khu vực này cũng chiếm 67% tổng số tiền thu được từ IPO trên toàn cầu.

Nhìn chung, thị trường IPO khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã giảm lần lượt là 26% và 31% về số lượng và quy mô IPO. Trong khi đó, mức giảm trung bình toàn cầu đối với số lượng và quy mô các thương vụ IPO vào năm 2022 lần lượt được ghi nhận ở mức 50% và 73%.

Cũng trong năm 2022, khu vực Đông Nam Á đã chứng kiến tổng cộng 137 đợt IPO, huy động được 6,5 tỷ USD; so với các con số trước đó là 134 đợt IPO, huy động được 13,2 tỷ USD hồi năm 2021.

Đáng chú ý, Indonesia dẫn đầu cuộc đua với số lượng niêm yết cao nhất trong khu vực; tiếp theo là Thái Lan, Malaysia, và Philippines.

Theo báo cáo của EY, điều thú vị là một số đợt phát hành IPO lớn nhất vào năm ngoái đã được dẫn đầu bởi các công ty trong lĩnh vực công nghệ và năng lượng.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, các thương vụ IPO trong lĩnh vực năng lượng chủ yếu được thúc đẩy bởi những công ty sản xuất năng lượng tái tạo, xe điện và hydro xanh, những công ty đã triển khai việc niêm yết như một phương tiện để huy động vốn cho việc mở rộng.

Đặc biệt, các nhà nghiên cứu lưu ý thêm, thị trường Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được dự kiến sẽ phải đối mặt với những cơn gió ngược của tình trạng lạm phát toàn cầu, và một môi trường lãi suất gia tăng. Tuy nhiên, họ cũng cho rằng, số lượng các đợt IPO lớn hơn có thể sẽ gia tăng vào năm 2023, trong bối cảnh các biện pháp hạn chế liên quan đến đại dịch COVID-19 tại hầu hết các quốc gia trong khu vực này được nới lỏng.

Qua đó, công ty kiểm toán đa quốc gia này tin rằng, để thị trường IPO phục hồi trở lại, cần phải đáp ứng một số điều kiện, bao gồm tâm lý tích cực và hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán tăng lên, lạm phát thấp hơn, chấm dứt tăng lãi suất, giảm bớt căng thẳng địa chính trị, đồng thời giảm bớt các tác động của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế.

“Khi tính thanh khoản của thị trường bị thắt chặt, các nhà đầu tư sẽ ngại rủi ro hơn, và sẽ ưu tiên các công ty có thể chứng minh mô hình kinh doanh linh hoạt về lợi nhuận và dòng tiền, đồng thời trình bày rõ ràng những chương trình nghị sự tích hợp các tiêu chí môi trường, xã hội và quản trị (ESG)”, ông Paul Go, người phụ trách hoạt động IPO trên toàn cầu của EY nhận định.

Lê Thảo (Lược dịch từ The Business Times & The Straits Times)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bảo tàng nước” lớn nhất Đông Nam Á không còn bình yên - Bài 2: Thách thức…

Trong khi các phương tiện khai thác thủy sản trái phép của ngư tặc có công suất lớn, thường đi theo nhóm có tổ chức, sử dụng hung khí và rất manh động thì phương tiện tuần tra, truy bắt của các chi hội nghề cá còn thiếu thốn, công suất nhỏ đặt ra nhiều thách thức trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản (NLTS) trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

“Bảo tàng nước” lớn nhất Đông Nam Á không còn bình yên - Bài 2 Thách thức…
Vụ tấn công mạng tại Indonesia báo hiệu mối đe dọa gia tăng ở Đông Nam Á

Tạp chí Nikkei Asia ngày 15/7 dẫn lời các chuyên gia cho biết, một vụ tấn công bằng ransomware (mã độc tống tiền) xảy ra gần đây ở Indonesia, trong đó tin tặc mã hóa dữ liệu tại hơn 200 cơ quan chính phủ, đã nêu bật nhu cầu về an ninh mạng mạnh mẽ hơn ở Đông Nam Á, trong bối cảnh sự bùng nổ kỹ thuật số khiến khu vực này phải đối mặt với các mối đe dọa trực tuyến tinh vi và thường xuyên hơn.

Vụ tấn công mạng tại Indonesia báo hiệu mối đe dọa gia tăng ở Đông Nam Á
Return to top