Thế giới

Châu Á: Thời tiết giá rét khiến giá năng lượng tăng vọt

ClockThứ Tư, 13/01/2021 07:19
TTH.VN - Tờ Bloomberg ngày 12/1 đưa tin, nhiệt độ lạnh giá đang quét qua các khu vực ở châu Á, và không có dấu hiệu ấm lên tại những thị trường năng lượng chủ chốt như Nhật Bản, Trung Quốc, và Hàn Quốc, khiến các thị trường năng lượng châu Á có thể sẽ phải mất vài tuần trước khi trở lại bình thường.

Bắc Kinh đối mặt với ngày giá rét nhất trong thế kỷ 21Từ hành động khí hậu đến cứu các siêu đô thị ở ASEAN

Nhật Bản trải qua đợt tuyết rơi dày trong mùa đông năm nay. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Hiện tượng thời tiết La Nina đã thổi một làn sóng không khí lạnh khắp khu vực Bắc Á vào mùa đông năm nay. Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc hồi tuần trước đã ghi nhận nhiệt độ thấp nhất kể từ năm 1966, trong khi thủ đô Seoul của Hàn Quốc trải qua ngày lạnh nhất kể từ năm 1986, và lượng tuyết kỷ lục đang quét qua bờ biển phía Tây của Nhật Bản.

Cái lạnh đang dẫn đến sự gia tăng về nhu cầu sưởi ấm trên toàn khu vực. Giá điện giao ngay của Nhật Bản đã tăng hơn 10 lần lên mức kỷ lục; trong khi đó, lưới điện chính của Hàn Quốc và Trung Quốc lập kỷ lục về nhu cầu điện.

Ông Alex Whitworth, Giám đốc Nghiên cứu của Tập đoàn toàn cầu về năng lượng Wood Mackenzie Ltd cho biết: “Thời tiết lạnh giá và việc điện khí hóa hệ thống sưởi tạo ra tiềm năng cho nhu cầu điện tăng đột biến vào mùa đông”.

Bên cạnh đó, 3 quốc gia này là những nhà nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới, và nhu cầu tăng thêm đã đưa giá hàng hóa giao ngay và tàu chở nhiên liệu lên mức kỷ lục.

Bà Jenny Yang, Giám đốc Cấp cao của công ty dịch vụ và thông tin tài chính IHS Markit Ltd ở Bắc Kinh nhận định: “Mùa đông lạnh giá không phải là lý do duy nhất góp phần khiến giá giao ngay tăng đột biến trong thời gian gần đây. Mức tăng có thể là do sự kết hợp của các yếu tố cung, cầu và vận chuyển trong một thị trường tương đối mỏng và kém thanh khoản".

Trong một động thái liên quan, các nhà cung cấp điện lớn nhất của Nhật Bản, bao gồm Công ty Cổ phần Tiện ích điện Tokyo Electric Power Co, kêu gọi khách hàng tiết kiệm điện; trong khi nhà quản lý lưới điện của quốc gia này đã yêu cầu các nhà sản xuất điện ở một số khu vực tăng cường công suất phát điện lên mức sản lượng tối đa, nhằm giúp tránh tình trạng thiếu hụt nguồn cung.

Theo đài truyền hình quốc gia Nhật Bản NHK, tuyết tích tụ tại các khu vực của tỉnh Niigata đã ở mức cao gấp 10 lần so với một năm bình thường.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Bloomberg)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thời tiết ngày 22/11: Mưa to diện rộng tại Trung Trung Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 22/11 đến đêm 23/11, khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông, với lượng mưa phổ biến từ 100-200 mm, cục bộ có nơi trên 300 mm. Cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn (>100 mm/6giờ).

Thời tiết ngày 22 11 Mưa to diện rộng tại Trung Trung Bộ
Thời tiết ngày 21/11: Trung Bộ có mưa dông rất to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 21/11 đến đêm 22/11, khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 50-120 mm, cục bộ có nơi trên 180 mm. Cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn (>100 mm/6 giờ).

Thời tiết ngày 21 11 Trung Bộ có mưa dông rất to
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Return to top