Thế giới

Châu Á: Tỷ phú về công nghệ, chăm sóc sức khỏe dẫn trước các lĩnh vực khác

ClockThứ Năm, 08/10/2020 06:09
TTH - Tờ Business Times ngày 7/10 cho hay, tài sản của những người giàu nhất châu Á ngày càng phân cực hơn, khi những tỷ phú trong các lĩnh vực công nghệ và chăm sóc sức khỏe đang vượt lên dẫn trước những tỷ phú trong lĩnh vực khác, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng COVID-19 đẩy nhanh sự phân hóa.

Dân số tỷ phú châu Á – Thái Bình Dương giảm mạnh trong năm 2018

Tài sản của các tỷ phú châu Á ngày càng phân cực hơn. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Số liệu mới nhất từ Báo cáo Tỷ phú Thường niên của UBS và PwC cho thấy, các tỷ phú ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, được xác định là những người “phá vỡ và đổi mới”, đã mở rộng tài sản của họ thêm 23% lên mức 1,4 nghìn tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2018 đến ngày 31/7 năm nay. Con số này được so sánh với mức tăng nhỏ hơn 13% lên 1,2 nghìn tỷ USD của các tỷ phú truyền thống trong cùng kỳ. Trong đó, khoảng 94% doanh nhân công nghệ và 71% doanh nhân chăm sóc sức khỏe thuộc các lĩnh vực “phá vỡ và đổi mới” này.

“Giãn cách xã hội đã đẩy nhanh sự phát triển của các doanh nghiệp kỹ thuật số, rút ngắn sự phát triển trong vài năm thành vài tháng. Các tỷ phú khác đi ngược lại xu hướng kinh tế, công nghệ, xã hội và môi trường đang trở nên ít giàu có hơn”, báo cáo nói thêm.

Châu Á hiện đang dẫn đầu thế giới về phát triển công nghệ và chăm sóc sức khỏe. Khu vực này có tỷ lệ cao nhất các tỷ phú trong lĩnh vực công nghệ và chăm sóc sức khỏe, với 181 tỷ phú, tương đương 8% tổng dân số tỷ phú; so với 7% từ khu vực châu Mỹ và 4% từ khu vực EMEA (bao gồm châu Âu, Trung Đông, và châu Phi).

THANH NGÂN

 (Lược dịch từ Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Hội nghị Da liễu Quốc tế:
Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​

Hội nghị Da liễu Quốc tế từ 21 đến 23/11 do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức thu hút nhiều chuyên gia trong, ngoài nước. Hàng trăm bài báo cáo được chia sẻ mang đến cái nhìn về phương pháp, kinh nghiệm, công nghệ… trong điều trị các bệnh về da. ​

Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Return to top