Thế giới

Châu Âu đón 'Giáng sinh buồn' do chi phí năng lượng tăng cao

ClockThứ Hai, 21/11/2022 14:44
Các khu chợ Giáng sinh ở châu Âu đang gặp khó khăn do khủng hoảng năng lượng và khí hậu – chính quyền khuyến khích thay thế các sân trượt băng bằng sân trượt patin và hạn chế bật đèn.

Anh và EU nhất trí bản dự thảo thỏa thuận thương mại lịch sửCây giáng sinh đắt nhất châu Âu làm từ 2018 đồng xu vàngNgười Anh có thể đón Giáng sinh mà không có cây thông NoelNhững ngôi làng châu Âu liều mạng vì cây thông NoelAustralia tăng cường chống khủng bố dịp Giáng sinh và Năm mới

Người dân ghé thăm chợ Giáng sinh ở Mulhouse, Pháp. Ảnh: Reuters

Trong tuần này, tại các phiên chợ truyền thống cuối năm ở Pháp và Đức, trời tối sớm hơn thường lệ.

Các chính trị gia địa phương cho biết họ vẫn phải củng cố tinh thần lễ hội để xoa dịu tâm trạng buồn bã của người dân trong bối cảnh chiến sự ở Ukraine và chi phí sinh hoạt tăng cao.

Thành phố Tours phía tây nước Pháp sẽ thay thế sân băng Giáng sinh ngoài trời bằng trò trượt patin. Việc giữ cho sân trượt đủ lạnh đã khiến nhà điều hành phải trả 15.000 euro tiền điện vào năm 2020 và 7.500 euro vào 2021.

Phó thị trưởng phụ trách năng lượng và môi trường Martin Cohen cho biết: "Việc chi trả quá nhiều tiền như vậy để duy trì sân băng là cực kỳ lãng phí, dù cho có sắp đến Giáng sinh đi nữa".

Ông cho rằng với tình trạng nóng lên toàn cầu, các thị trấn ở Pháp "phải chấp nhận rằng Giáng sinh không còn là hình ảnh của tuyết, băng và những cây thông Noel to lớn. Chúng tôi sẽ duy trì những gì có thể nhưng nhìn chung một số yếu tố sẽ phải thay đổi".

Thành phố cũng lưu ý rằng cây thông Noel không còn phát triển tốt trong khu vực nữa do nhiệt độ tăng và hạn hán.

Thành phố Mulhouse ở miền đông nước Pháp đã thực hiện chỉ thị của chính phủ Pháp về việc giảm tiêu thụ năng lượng để tránh mất điện trong mùa đông này. Trước đây, cây thông Noel của thành phố từng được thắp sáng hàng ngày từ 10 giờ sáng "để tạo không khí". Giờ đây, cây thông và đèn Giáng sinh của thành phố sẽ được bắt đầu bật lúc 5 giờ chiều. 

Phó thị trưởng phụ trách thương mại Philippe Trimaille cho biết: "Chính quyền địa phương có nghĩa vụ đảm bảo khoảnh khắc đặc biệt vào dịp Giáng sinh, nhưng chúng tôi đã thực hiện các điều chỉnh".

Strasbourg, được mệnh danh là "thủ đô Giáng sinh" của Pháp, có chợ Giáng sinh lớn nhất nước. Hiện tại tất cả các đèn tại đây đều là đèn LED tiêu thụ điện thấp, số lượng đèn cũng giảm trong năm nay và được bật xen kẽ.

Guillaume Libsig, phó thị trưởng phụ trách các sự kiện của thành phố cho biết: "Mọi người đều muốn có điều kỳ diệu của Giáng sinh, vì vậy chúng tôi đang tìm kiếm giải pháp phù hợp nhất".

Các thành phố của Đức như Regensburg, Munich và Bamberg - nơi chợ Giáng sinh là thỏi nam châm thu hút khách du lịch - đã rút ngắn thời gian thắp đèn hàng ngày. Mùa bật đèn Giáng sinh của Bremen, thường diễn ra từ cuối tháng 10 đến cuối tháng 2, năm nay sẽ diễn ra từ ngày 20/11 đến ngày 31/1. Ở Düsseldorf, đèn sẽ bật 5 tiếng mỗi ngày thay vì 15 tiếng.

Những người chủ gian hàng ở chợ Giáng sinh được khuyến khích rút gọn hệ thống chiếu sáng, sử dụng ít cột băng được thắp sáng hơn.

Nhiều thị trấn của Đức đang hoàn toàn đóng cửa các sân trượt băng. Frank Hakelberg, thuộc hiệp hội những người làm việc tại hội chợ Đức, cho biết: "Đã có một cuộc tranh luận kéo dài ở Đức về việc có nên tổ chức chợ Giáng sinh trong năm nay hay không. Cuối cùng, chúng tôi đã thắng cuộc tranh luận nhờ chỉ ra rằng mức sử dụng điện bình quân đầu người tại chợ Giáng sinh thấp hơn so với khi mọi người ở nhà. Đó có thể là một luận điểm hơi táo tợn, nhưng theo một cách nào đó, chợ Giáng sinh là nơi tiết kiệm năng lượng".

Ông cho biết hầu hết các khu chợ Giáng sinh ở Đức trong nhiều năm đã được thắp sáng bằng đèn LED, loại đèn này cần ít hơn khoảng 90% điện năng so với bóng đèn sợi đốt thông thường. Tuy nhiên, Hakelberg nói thêm nhiều khu chợ năm nay sẽ chỉ bật đèn sau khi màn đêm buông xuống, thay vì ngay từ buổi chiều.

Theo Dân Việt

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
Châu Âu lo ngại về sự suy thoái

Châu Âu đang ngày càng gần với suy thoái khi các nền kinh tế lớn nhất gồm Đức và Pháp đang phải vật lộn với những khó khăn cả về chính trị và kinh tế trong nước.

Châu Âu lo ngại về sự suy thoái
Return to top