Thế giới

Châu Âu trải qua thời kỳ lũ lụt tồi tệ nhất trong 500 năm

ClockThứ Năm, 23/07/2020 15:39
TTH.VN - Hãng thông tấn The Jakarta Post ngày hôm nay (23/7) trích dẫn kết quả một nghiên cứu sâu rộng về lịch sử lũ lụt của lục địa châu Âu cho hay, khu vực này bị ảnh hưởng bởi lũ lụt thường xuyên và lan rộng hơn trong những thập kỷ gần đây, so với bất kỳ thời điểm nào khác trong 500 năm qua.

Thiệt hại kinh tế do thiên tai trong thập kỷ qua tăng cao kỷ lụcLũ lụt ở Venice (Italy) gây thiệt hại 1,1 tỷ USD

Khu vực Hebden Bridge ở miền bắc Anh hứng chịu lũ lụt do mưa lớn. Ảnh minh hoạ: AFP/ TTXVN

Trong đó, một nhóm các nhà nghiên cứu đã dành hơn 8 năm để nghiên cứu gần 10.000 hồ sơ về các sự kiện lũ lụt kéo dài từ năm 1500. Họ phát hiện ra rằng, 30 năm qua không chỉ chứng kiến ​​các sự kiện lũ lụt thường xuyên và mạnh hơn so với bất kỳ thời gian nào khác, mà lũ lụt đang diễn ra trong bối cảnh nhiệt độ nóng hơn so với mức trung bình lịch sử.

Các tác giả của nghiên cứu cho biết, kết quả nghiên cứu có thể giúp các Chính phủ tiết kiệm hàng tỷ USD trong công tác phục hồi và tái thiết từ lũ lụt.

"Đối với các dự báo lũ trong những thập kỷ tới, điều quan trọng là phải hiểu liệu bây giờ chúng ta đang ở trong một tình huống hoàn toàn mới, hay liệu đây chỉ là sự lặp lại của một điều gì đó đã xảy ra", tác giả chính Guenter Bloeschl, đến từ Đại học Công nghệ Vienna, Áo nhận định.

Nhiệt độ toàn cầu đã tăng hơn 1 độ C kể từ thời kỳ tiền công nghiệp, làm tăng tốc chu kỳ nước, tăng tần suất và cường độ của các sự kiện lũ lụt. Tuy nhiên, lũ lụt cực đoan thường có tính chất cục bộ, gây khó khăn cho việc đưa ra kết luận về hiện tượng lũ lụt bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ tăng như thế nào.

Nhóm nghiên cứu đã xác định 9 giai đoạn trong suốt nửa thiên niên kỷ, khi lũ lụt xảy ra phổ biến hơn mức trung bình. Trong khi các giai đoạn thường xảy ra lũ lụt trước đây có xu hướng lạnh hơn, giai đoạn gần đây nhất từ năm 1900 đến năm 2016 được ghi nhận ấm hơn khoảng 1,4 độ C. Nhóm nghiên cứu cũng đặc biệt lưu ý sự gia tăng của lũ lụt mùa hè trong những năm này.

Ông Francis Ludlow, trợ lý giáo sư tại trường Trinity College, tại thủ đô Dublin của Ireland nhấn mạnh, kết quả nghiên cứu này là "một đóng góp lớn cho sự hiểu biết về lịch sử lũ lụt của châu Âu".

Khoảng 0,03% dân số châu Âu được cho là đã bị ảnh hưởng bởi lũ lụt mỗi năm trong giai đoạn 1870-2016, tương đương với mức tổn thất trung bình hàng năm gần 1% GDP của lục địa châu Âu. "Nguy cơ lũ lụt gia tăng được dự báo rộng rãi trong tương lai đối với một khu vực đáng kể ở châu Âu do tình trạng biến đổi khí hậu, và do đó, nếu không có sự quản lý và thích ứng hiệu quả, những thiệt hại này thậm chí sẽ còn có nguy cơ lớn hơn nữa", ông Francis Ludlow cảnh báo.

Lê Thảo (Lược dịch từ The Jakarta Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Cảnh giác, chủ động, không chủ quan

Bão số 6 (TRAMI) tạm biệt Philippines để vào Biển Đông và phăm phăm hướng về miền Trung nước ta. Là dân của xứ “trời hành cơn lụt mỗi năm”, lại vừa chứng kiến cơn bão Yagi tàn phá kinh hoàng các tỉnh phía bắc, nên từ trước đó nhiều ngày, đi đâu cũng nghe bà con bàn tán về bão. Và hầu như ai cũng có smartphone nên vừa bàn tán, vừa mở mạng xem dự báo, đường đi của bão nó sẽ như thế nào.

Cảnh giác, chủ động, không chủ quan
Return to top