Thế giới

Chi phí nuôi dạy trẻ ở Trung Quốc thuộc hàng cao nhất thế giới

ClockThứ Năm, 22/02/2024 11:25
TTH.VN - Một tổ chức nghiên cứu nổi tiếng của Trung Quốc hôm qua (21/2) cho biết Trung Quốc là một trong những nơi đắt đỏ nhất thế giới để nuôi dạy một đứa trẻ khi so sánh với GDP bình quân đầu người.

Trung Quốc đề xuất miễn phí giáo dục đại học để thúc đẩy tỷ lệ sinhTrung Quốc công bố nhiều khoản hỗ trợ mới nhằm thúc đẩy tỷ lệ sinh

Chi phí trung bình để nuôi một đứa trẻ ở Trung Quốc cho đến khi chúng 18 tuổi cao gấp khoảng 6,3 lần so với GDP bình quân đầu người. Ảnh chụp màn hình SMCP/Tuoitre

Báo cáo bao gồm chi phí nuôi dạy trẻ từ khi mang thai đến khi sinh con và chi phí nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Khoản sau chiếm phần lớn chi phí, trong khi khoản trước chỉ chiếm một phần nhỏ. Chi phí cơ hội và thời gian đối với những phụ nữ chọn sinh con ở quốc gia này cũng được tính đến.

Cụ thể, chi phí trung bình để nuôi một đứa trẻ ở Trung Quốc cho đến khi chúng 18 tuổi là 680.000 nhân dân tệ (94.500 USD), cao gấp khoảng 6,3 lần so với GDP bình quân đầu người. Con số này chỉ thấp hơn Hàn Quốc, và cao hơn nhiều so với 2,08 lần ở Australia, 2,24 lần ở Pháp, 4,11 lần ở Mỹ và 4,26 lần ở Nhật Bản, báo cáo của Viện nghiên cứu dân số YuWa có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết.

Việc nuôi dạy con cái cũng làm giảm số giờ làm việc được trả lương và ảnh hưởng mức lương của phụ nữ, trong khi sinh kế của nam giới hầu như không thay đổi.

Ông Liang Jianzhang, người sáng lập Viện YuWa và là đồng tác giả của báo cáo cho rằng “vì môi trường xã hội hiện tại ở Trung Quốc không thuận lợi cho việc sinh con của phụ nữ nên chi phí thời gian và cơ hội để phụ nữ có con là quá cao”.

Vì những lý do như chi phí sinh con cao và phụ nữ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc cân bằng giữa gia đình và công việc, mức độ sẵn lòng sinh con trung bình của người dân Trung Quốc gần như thấp nhất trên thế giới.

Báo cáo được đưa ra sau khi dân số Trung Quốc năm 2023 đã giảm năm thứ hai liên tiếp, với số ca sinh mới giảm xuống chỉ còn khoảng một nửa so với năm 2016.

Ngày càng nhiều phụ nữ ở Trung Quốc lựa chọn không sinh con do chi phí chăm sóc trẻ đắt đỏ, không muốn kết hôn hoặc tạm dừng sự nghiệp, trong khi tình trạng phân biệt giới tính vẫn còn phổ biến.

Báo cáo cho biết khi chăm sóc một đứa trẻ từ 0 - 4 tuổi, trung bình một phụ nữ sẽ bị giảm khoảng 2.106 giờ làm việc và phải đối mặt với tổn thất tiền lương ước tính là 63.000 nhân dân tệ (8.700 USD) trong giai đoạn này, nếu tiền lương trên mỗi giờ làm việc được tính là 30 nhân dân tệ.

Đồng thời, việc sinh con cũng sẽ khiến lương của phụ nữ giảm từ 12% - 17%. Thời gian giải trí sẽ giảm 12,6 giờ đối với bà mẹ có một con từ 0 - 6 tuổi và giảm 14 giờ đối với những bà mẹ hai con.

Viện YuWa cho rằng ở cấp quốc gia, “nhu cầu cấp thiết” là phải đưa ra các chính sách nhằm giảm chi phí sinh con càng sớm càng tốt, chẳng hạn như trợ cấp tiền mặt và hỗ trợ thuế, cải thiện dịch vụ chăm sóc trẻ em, chế độ thai sản và nghỉ sinh con bình đẳng, tiếp cận với bảo mẫu nước ngoài, cho phép làm việc linh hoạt và trao cho phụ nữ độc thân quyền sinh con giống như phụ nữ đã kết hôn.

Báo cáo cho rằng các biện pháp này có thể làm tăng số ca sinh mới lên khoảng 3 triệu trẻ.

Năm 2023, tổng tỷ suất sinh của Trung Quốc chỉ còn khoảng 1,0/phụ nữ - là một trong những mức thấp nhất thế giới.

“Nếu tỷ lệ sinh cực thấp hiện nay không thể được cải thiện, dân số Trung Quốc sẽ giảm nhanh chóng và già đi, điều này sẽ có tác động tiêu cực nghiêm trọng đến sự đổi mới và sức mạnh tổng thể của quốc gia”, báo cáo nhấn mạnh.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Còn nhiều thách thức trong công tác dân số

“Chúng ta nằm trong nhóm 33 tỉnh, thành có mức sinh cao nhất cả nước, chưa tiệm cận được mức sinh thay thế, có sự chênh lệch giữa các địa phương vùng đồng bằng và miền núi. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15-49 tuổi chiếm tỷ lệ cao so với dân số làm cho mức sinh giảm chậm…” Nội dung này được ThS.BSCKII Phan Đăng Tâm, Chi cục Trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DSKHHGĐ) thông tin:

Còn nhiều thách thức trong công tác dân số
Báo cáo Triển vọng Dân số thế giới năm 2024:
Những xu hướng mới nhất về dân số thế giới

Dân số thế giới đã đạt gần 8,2 tỷ người vào giữa năm 2024, và được dự báo ​​sẽ tăng thêm 2 tỷ người nữa trong 60 năm tới, đạt đỉnh khoảng 10,3 tỷ người vào giữa những năm 2080. Sau đó, dân số thế giới sẽ giảm xuống còn khoảng 10,2 tỷ người, thấp hơn 700 triệu người so với dự kiến ​​một thập kỷ trước.

Những xu hướng mới nhất về dân số thế giới
Tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc

Ngày 26/6, tại Đại lễ đường Nhân dân, thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Đại Liên và làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.

Tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc
“Cơn khát” sầu riêng của Trung Quốc mang đến cơ hội làm giàu ở Đông Nam Á

Được mệnh danh là “vua trái cây”, sầu riêng từ lâu đã là một loại trái cây được yêu thích trong văn hóa địa phương ở Đông Nam Á, nơi nó được trồng rất nhiều. Nhiều người thực sự yêu thích hương vị ngọt, béo của trái sầu riêng, trong khi với nhiều người khác, sầu riêng được coi là loại trái cây “nặng mùi” nhất thế giới.

“Cơn khát” sầu riêng của Trung Quốc mang đến cơ hội làm giàu ở Đông Nam Á
Return to top