Thế giới

Chính phủ Pháp nhượng bộ phía công đoàn trong cải cách lương hưu

ClockChủ Nhật, 12/01/2020 08:41
TTH.VN - Thủ tướng Pháp Edouard Philippe hôm qua (11/1) đã đưa ra một nhượng bộ lớn đối với các công đoàn đang phản đối kế hoạch "đại tu" hệ thống hưu trí của chính phủ, trong một động thái nhằm chấm dứt các cuộc đình công hiện đang ở tuần thứ năm, tin từ Reuters cho hay.

Bạo lực bùng phát bên lề các cuộc biểu tình tại PhápPháp đứng trước nguy cơ tê liệt vì tổng đình công

Người dân Pháp tham gia biểu tình phản đối kế hoạch cải cách hưu trí của chính phủ. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong một lá thư gửi các công đoàn và người sử dụng lao động, Thủ tướng Philippe nói rằng ông chuẩn bị rút lại kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu để hưởng trợ cấp hưu trí đầy đủ thêm 2 năm lên 64 tuổi nếu một số điều kiện nhất định được đáp ứng.

“Thỏa hiệp mà tôi đưa ra... dường như là cách tốt nhất để cải cách một cách hòa bình hệ thống hưu trí của chúng ta”, Thủ tướng Philippe nêu rõ.

Đề xuất của Thủ tướng Philippe được đưa ra sau khi các cuộc đàm phán giữa chính phủ và các công đoàn để phá vỡ bế tắc đã gặp thất bại vào ngày 20/1.

CFDT - liên minh lớn nhất của Pháp đã hoan nghênh động thái này, trong khi liên minh cứng rắn CGT lại từ chối lời đề nghị trên và kêu gọi công nhân tham gia vào một loạt các cuộc biểu tình dự kiến ​​vào tuần tới.

Sự nhượng bộ của chính phủ được đưa ra khi hàng chục ngàn người biểu tình diễu hành qua phía đông Paris phản đối việc cải cách, nhằm thay thế các chương trình lương hưu chuyên biệt theo ngành của Pháp hiện nay bằng một chương trình duy nhất.

Theo Reuters, sự bế tắc của chính phủ với các hiệp hội là thách thức lớn nhất đối với kế hoạch cải tổ nền kinh tế lớn thứ hai trong khu vực đồng euro của Tổng thống Emmanuel Macron.

Chính phủ Pháp hy vọng có thể tạo ra các điểm khuyến khích để mọi người làm việc lâu hơn, đặc biệt là bằng cách tăng tuổi mà một người có thể rút lương hưu đầy đủ lên 64 tuổi, trong khi vẫn duy trì tuổi nghỉ hưu hợp pháp ở tuổi 62.

Chính phủ Pháp lập luận rằng việc cải cách lương hưu – với quy mô lớn nhất kể từ Thế chiến II, sẽ làm cho hệ thống này trở nên công bằng hơn, song song với việc đưa nó vào một nền tảng tài chính vững chắc hơn.

Với một trong những độ tuổi nghỉ hưu thấp nhất trong các quốc gia công nghiệp hóa, Pháp hiện dành khoảng 14% GDP cho lương hưu.

Thủ tướng Philippe đặt mục tiêu sẽ trình bày dự luật cải cách vào ngày 24/1 tới để có thể thảo luận tại quốc hội bắt đầu từ giữa tháng 2, nhằm mục đích thông qua thành luật trước kỳ nghỉ hè sắp tới.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng về đoàn viên, người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân luôn là đợt cao điểm chăm lo cho công nhân lao động. Năm nay, với chủ đề: “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết", ngay từ thời điểm cuối tháng 4, nhiều hoạt động chăm lo cả về vật chất lẫn tinh thần đã được các cấp công đoàn đồng loạt thực hiện.

Hướng về đoàn viên, người lao động
Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Pháp

Tại buổi tiếp xã giao bà Emmanuelle Pavillon-Grosser, Tổng Lãnh sự Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh chiều 26/4, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình mong muốn, hai phía tiếp tục thúc đẩy hợp tác toàn diện trên các mặt giáo dục, y tế, du lịch, thu hút đầu tư, bảo tồn di sản, nhất là quảng bá văn hóa.

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Pháp
Gần 500 đoàn viên công đoàn được tập huấn nghiệp vụ

Sáng 24/4, Công đoàn Đại học Huế tổ chức hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt, thực hiện Nghị quyết đại hội Công đoàn các cấp nhiệm kỳ nhiệm kỳ 2023- 2028 và tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động công đoàn.

Gần 500 đoàn viên công đoàn được tập huấn nghiệp vụ
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỔ XÔ RÚT BẢO HIỂM MỘT LẦN VÌ DỰ ÁN LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI SỬA ĐỔI:
Cần truyền thông sâu rộng

Thông tin từ Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi liên quan đến 2 phương án rút BHXH một lần thời gian qua khiến nhiều người lao động (NLĐ) hoang mang và đổ xô nghỉ việc để rút BHXH một lần, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.

Cần truyền thông sâu rộng
Return to top