Thế giới

Chính sách kinh tế cho cuộc chiến chống COVID-19

ClockChủ Nhật, 12/04/2020 05:57
TTH - Đại dịch COVID-19 là một cuộc khủng hoảng không giống như bất kỳ khủng hoảng nào trước đó, tờ Khmer Times dẫn lời các chuyên gia nhận định. Khi dịch bệnh đang vô cùng căng thẳng, các chuyên gia y tế ở tuyến đầu đang hoạt động hết công suất để điều trị cho các bệnh nhân. Những người làm trong các ngành dịch vụ thiết yếu như phân phối thực phẩm, giao hàng... phải làm việc thêm giờ để tăng cường hỗ trợ... Mọi trận tuyến đều đang nỗ lực chiến đấu với COVID-19.

4 ưu tiên đối với chiến lược chống lại đại dịch toàn cầuAustralia phạt nặng lỗi vi phạm kiểm dịch Covid-19 dịp lễ Phục sinh

Triển khai áp dụng chính sách phù hợp sẽ hỗ trợ các nước vượt qua đại dịch. Ảnh minh họa: TTXVN

Tầm quan trọng của chính sách khi khủng hoảng xảy ra

Có thể nói, trong bối cảnh dịch COVID-19 đang hoành hành trên toàn hành tinh như hiện nay, chính sách đối phó cần được phân biệt rõ ràng 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Trong dịch – tức khi dịch đang hoành hành. Để cứu lấy sinh mạng con người, các biện pháp nỗ lực làm dịu tình hình dịch bệnh đang làm chậm tiến độ của các hoạt động kinh tế một cách nghiêm trọng. Điều này được dự báo sẽ kéo dài ít nhất 1 hoặc 2 quý tới.

Giai đoạn 2: Phục hồi “sau chiến tranh”. Dịch bệnh sẽ được kiểm soát bằng vaccine/thuốc, miễn dịch một phần cũng xuất hiện. Khi các hạn chế được dỡ bỏ, mặc dù sẽ khó khăn, song nền kinh tế sẽ bắt đầu trở lại bình thường.

Theo các chuyên gia, thành công của tốc độ phục hồi nền kinh tế sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách được thực hiện trong cuộc khủng hoảng. Nếu chính sách đảm bảo người lao động không bị mất việc, người thuê nhà không mất chỗ ở vì mất khả năng chi trả, chủ cho thuê không mất nguồn thu, doanh nghiệp tránh được nguy cơ phá sản và mạng lưới kinh doanh, thương mại được duy trì và bảo vệ, tiến trình phục hồi sau đại dịch sẽ diễn ra nhanh hơn và suôn sẻ hơn.

Đối với các nền kinh tế tiên tiến, đây là một thách thức lớn. Và đối với các nền kinh tế có thu nhập thấp và nền kinh tế mới nổi, thách thức thậm chí còn lớn hơn. Đặc biệt là khi các quốc gia này sẽ yêu cầu được tài trợ và nhận tài trợ từ cộng đồng toàn cầu.

Biện pháp chính sách thời chiến

Không giống những đợt suy thoái kinh tế khác, sự sụt giảm sản lượng kinh tế gây nên do cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu này không phải do nhu cầu giảm. Đây là hậu quả không thể tránh khỏi khi chính phủ các nước triển khai các biện pháp hạn chế để khống chế sự lây lan của dịch bệnh. Do đó, vai trò của chính sách kinh tế hiện nay cần hướng đến 3 mục tiêu, bao gồm:

Đầu tiên, đảm bảo chức năng của các ngành nghề thiết yếu. Cụ thể, đảm bảo nguồn thiết bị xét nghiệm và điều trị COVID-19 phải được tăng cường. Chăm sóc sức khỏe thường xuyên, sản xuất và phân phối thực phẩm, cơ sở hạ tầng thiết yếu và các tiện ích đều phải được duy trì.

Ngoài ra, cần cung cấp, hỗ trợ đủ nguồn lực cho những người bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng. Các hộ gia đình mất thu nhập trực tiếp, hoặc gián tiếp do các biện pháp hạn chế sẽ cần được chính phủ hỗ trợ. Thêm vào đó, trợ cấp thất nghiệp nên được mở rộng. Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt sẽ rất cần thiết cho những cá nhân tự kinh doanh, hoặc không có việc làm.

Cũng cần phải tính đến phương án ngăn chặn sự gián đoạn kinh tế quá mức. Các chính sách cần bảo vệ mối quan hệ giữa lao động và người tuyển dụng, nhà sản xuất và người tiêu dùng, người vay và người mượn để doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động một cách nghiêm túc khi tình trạng khủng hoảng sức khỏe khẩn cấp được giảm nhẹ. Đối với nguy cơ các công ty phá sản buộc phải đóng cửa, hay gián đoạn trong lĩnh vực tài chính cũng sẽ khuếch đại suy thoái kinh tế, trong những trường hợp này, chính phủ các nước cần cung cấp những hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp tư nhân bao gồm trợ cấp tiền lương với các điều kiện thích hợp...

Cùng với nhiều biện pháp khác, những chính sách nội địa này cần được hỗ trợ bằng việc duy trì hợp tác và thương mại quốc tế. Điều này đóng vai trò quan trọng để đánh bại đại dịch và tối đa hóa cơ hội phục hồi nhanh.

Hạn chế đi lại đối với mọi công dân là rất cần thiết để ngăn chặn dịch bệnh. Tuy nhiên, các quốc gia cần chống lại nguy cơ đóng cửa thương mại.

Từ tạm thời đóng băng đến phục hồi

Thúc đẩy phục hồi sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức riêng, song thành công tương đối trong Giai đoạn 1 sẽ đảm bảo rằng các chính sách kinh tế sau dịch sẽ bắt đầu hoạt động hiệu quả trở lại. Các biện pháp tài khóa để thúc đẩy nhu cầu cũng sẽ bắt đầu trở nên hiệu quả khi nhiều người được phép ra khỏi nhà và trở lại với công việc thường ngày.

Trong một thông tin có liên quan, ngăn chặn sự gián đoạn nghiêm trọng trong chuỗi cung ứng cần tránh nguy cơ lạm phát trong giai đoạn khẩn cấp và phục hồi.

Nếu các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của virus thành công, sự gia tăng cần thiết trong tỷ lệ nợ công sẽ rất lớn. Tuy nhiên, lãi suất và tổng cầu vẫn có thể ở mức thấp trong giai đoạn phục hồi.

Nhìn chung, trong những trường hợp này và trong thời điểm dịch bệnh hoành hành, kích thích tài khóa sẽ rất phù hợp và hiệu quả cao đối với hầu hết các nền kinh tế tiên tiến. Điều này sẽ tạo điều kiện để thoát khỏi những biện pháp nghiêm khắc triển khai trong đại dịch, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho hay.

HẠNH NHI (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách

Nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững; đối tượng chính sách ổn định cuộc sống hơn nhờ vào nguồn vốn vay tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Quảng Điền.

Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách
Hội thi văn nghệ tuyên truyền chính sách, pháp luật về người khuyết tật

Ngày 15/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành, hội, địa phương tổ chức "Hội thi Văn nghệ tuyên truyền chính sách, pháp luật về người khuyết tật (NKT) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024" với chủ đề "Kết nối yêu thương". Hội thi với sự góp mặt của các đội văn nghệ đến từ Hội NKT của 6 địa phương đăng ký tham gia.

Hội thi văn nghệ tuyên truyền chính sách, pháp luật về người khuyết tật
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top