Thế giới

“Chợ Vũ Hán không phải nơi bắt nguồn mà là nơi siêu lây lan Covid-19”

ClockThứ Sáu, 29/05/2020 14:47
Các chuyên gia vẫn chưa biết về nguồn gốc virus SARS-CoV-2. Các bằng chứng về gen đều cho thấy virus này bắt nguồn từ loài dơi ở Trung Quốc trước khi lây nhiễm sang con người qua một vật chủ trung gian.

Xét nghiệm Covid-19 toàn dân: Vũ Hán tìm ra hơn 200 ca không triệu chứngĐại dịch COVID-19 có thể dẫn đến hàng triệu ca mang thai ngoài ý muốnVũ Hán điều chỉnh số liệu, bệnh nhân COVID-19 chết tăng vọt gấp rưỡiBác sĩ Vũ Hán (Trung Quốc) cảnh báo về các ca Covid-19 “khỏi bệnh giả”Vũ Hán (Trung Quốc) liên tục xuất hiện ca bệnh mới trong cộng đồng

Chợ Hải sản ở Vũ Hán ngày 21/1/2020. Ảnh: AP

Tuy nhiên, từ nơi nào và bằng cách nào sự lây nhiễm này diễn ra hiện vẫn là chủ đề đang được thảo luận trong giới khoa học.

Ban đầu, các nhà chức trách ở Vũ Hán, Trung Quốc cho biết các ca mắc Covid-19 đầu tiên được ghi nhận ở chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán. Tuy nhiên, sau cuộc điều tra về các loài động vật được buôn bán ở đây, Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh (CDC) Trung Quốc nhận định trong tuần này rằng địa điểm trên không phải là nơi bắt nguồn của dịch bệnh.

Theo Wall Street Journal, Giám đốc CDC Trung Quốc Gao Fu nhận định: "Khu chợ này chỉ là một trong các nạn nhân" của đại dịch Covid-19.

Các mẫu nghiên cứu được thu thập từ các loài động vật trong khu chợ này đều âm tính với virus SARS-CoV-2. Điều đó cho thấy chúng không có khả năng lây bệnh cho những người bán hàng.

Các nhà chức trách ở Vũ Hán lần đầu tiên thông báo về các ca bệnh gây viêm phổi cấp bí ẩn mà sau này xác định là do virus corona chủng mới gây nên vào ngày 31/12.

Sau khi dịch SARS bùng phát năm 2002 và 2003 bắt nguồn từ một địa điểm tương tự ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, khu chợ ở Vũ Hán này được cho là nơi bắt nguồn của dịch Covid-19.

Tuy nhiên, không có loài động vật nào trong khu chợ này dương tính với virus SARS-CoV-2, Colin Carlson, một nhà động vật học tại Đại học Georgetown nhận định với Live Science. Nếu chúng chưa từng bị nhiễm bệnh, chúng không thể là vật chủ trung gian gây ra sự lây nhiễm từ dơi sang người được.

Ngày càng có nhiều nhóm nghiên cứu ủng hộ kết luận của CDC Trung Quốc rằng, địa điểm dịch bệnh bùng phát ban đầu không liên quan đến chợ hải sản ở Vũ Hán. Virus SARS-CoV-2 dường như đã quanh quẩn ở Vũ Hán trước khi 41 ca mắc đầu tiên được ghi nhận. Nghiên cứu công bố hồi tháng 1 cho thấy người đầu tiên dương tính với SARS-Cov-2 có thể đã mắc bệnh từ ngày 1/12 và sau đó xuất hiện các triệu chứng vào ngày 8/12. Các nhà khoa học trong nghiên cứu trên cũng phát hiện ra rằng 13 trong số 41 ca mắc đầu tiên không có liên hệ với chợ động vật hoang dã ở Vũ Hán.

Chuyên gia Carlson nhận định với Live Science rằng chợ động vật hoang dã ở Vũ Hán có thể đơn giản chỉ là địa điểm mà một sự kiện siêu lây lan virus SARS-CoV-2 đầu tiên đã diễn ra.

Trên thực tế, các sự kiện siêu lây lan khác trên thế giới cũng tạo nên những ổ lây nhiễm chỉ sau 1 đêm. Tại Daegu, Hàn Quốc, một tín đồ nhà thờ mắc bệnh đã lây nhiễm cho ít nhất 43 người.

Câu hỏi về nguồn gốc dịch Covid-19 đã tạo ra nhiều giả thuyết chưa được kiểm chứng về đại dịch này, mà một trong những giả thuyết được lan truyền rộng rãi là virus SARS-CoV-2 vô tình bị rò rỉ ra ngoài từ một phòng thí nghiệm ở Viện Virus học Vũ Hán. Tuy nhiên, cả các nhà khoa học Trung Quốc và Mỹ đều khẳng định không có bằng chứng nào chứng minh cho giả thuyết này. Phòng thí nghiệm này cũng cho biết họ không có hồ sơ về bộ gen của virus SARS-CoV-2 và luôn tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp an toàn.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top