Thế giới

Choáng với khối tài sản 1% người giàu nhất nước Mỹ nắm giữ

ClockChủ Nhật, 10/10/2021 16:30
Dữ liệu mới cho thấy, 1% người giàu nhất nước Mỹ nắm giữ khối tài sản nhiều hơn toàn bộ tầng lớp trung lưu.

Các tỷ phú Trung Quốc đạt lợi nhuận kỷ lục hơn 1,5 nghìn tỷ USDMất 10 tỉ USD một năm, Jeff Bezos vẫn là người giàu nhất thế giới500 người giàu nhất mất 117 tỉ USD trong một ngàyKhi giới siêu giàu mua nhà siêu hạngNgười Mỹ giàu chưa từng có, dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng?

1% người giàu nhất nước Mỹ chiếm khối tài sản lớn hơn toàn bộ tầng lớp trung lưu. Ảnh: AFP

Theo nhật báo Pittsburgh Post-Gazette, khoảng 60% hộ gia đình trung lưu của Mỹ tính theo thu nhập đã chứng kiến tài sản của họ giảm xuống chỉ còn chiếm 26,6% tài sản quốc gia, tính đến tháng 6.2021.

Đây là mức thấp nhất trong dữ liệu của Cục Dự trữ Liên bang trong 3 thập kỷ qua. Và lần đầu tiên, giới siêu giàu ở Mỹ chiếm tỉ trọng lớn hơn, ở mức 27%.

Dữ liệu đã đưa ra một bối cảnh cho thấy tình trạng an ninh tài chính của tầng lớp những người thu nhập trung bình của nước này đang từ từ bị xói mòn. Điều này vẫn liên tục diễn ra trong suốt đại dịch COVID-19, bất chấp hàng nghìn tỉ USD cứu trợ của chính phủ.

Tầng lớp trung lưu được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng theo cách tính của nhiều nhà kinh tế học, họ sử dụng thu nhập để xác định nhóm. Dữ liệu của Cục Điều tra Dân số chỉ ra, 77,5 triệu gia đình thuộc 60% gia đình trung lưu ở Mỹ kiếm được khoảng 27.000 USD đến 141.000 USD mỗi năm.

Tài sản của các gia đình trung lưu nằm trong 3 loại tài sản chính - gồm bất động sản, cổ phiếu và doanh nghiệp tư nhân - đã sụt giảm đáng kể. Điều đó khiến cuộc sống của họ trở nên bấp bênh hơn, có ít dự trữ tài chính hơn để dự phòng khi mất việc.

Trong khi đó, 1% những người giàu nhất nước Mỹ đại diện cho khoảng 1,3 triệu hộ gia đình kiếm được tổng số 130 triệu USD mỗi năm. Trong đó, mỗi gia đình kiếm được trung bình hơn 500.000 USD một năm. Sự tập trung của cải của nước Mỹ rơi vào tay một phần nhỏ dân số.

Tổng thống Joe Biden đang tìm cách hỗ trợ các gia đình lao động và trung lưu thông qua gói 3,5 nghìn tỉ USD đệ trình trước Quốc hội. Gói này bao gồm hỗ trợ chăm sóc trẻ em, giáo dục và chăm sóc y tế được trả bằng việc tăng thuế đối với các cá nhân có thu nhập cao.

Nathan Sheets, nhà kinh tế trưởng mới được bổ nhiệm tại tập đoàn tài chính Citigroup, cho rằng: “Nếu hệ thống kinh tế không phục vụ cho phần lớn dân số, thì cuối cùng sẽ mất đi sự ủng hộ chính trị. Nhận định này thúc đẩy nhiều cải cách kinh tế mà Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang thực hiện".

Trong 30 năm qua, 10% sự giàu có của người Mỹ đã chuyển sang cho nhóm 20% người có thu nhập cao nhất - những người hiện nắm giữ 70% tổng số tài sản, theo dữ liệu Liên bang.

Ở thế hệ trước, tầng lớp trung lưu Mỹ nắm giữ hơn 44% tài sản bất động sản trong cả nước và hiện giờ đã giảm xuống chỉ còn 38%.

Đại dịch tạo ra sự bùng nổ về giá nhà đã mang lại lợi ích cho hầu hết những người sở hữu bất động sản. Nhưng điều này cũng dẫn đến giá thuê tăng vọt trong năm nay, ảnh hưởng không nhỏ tới những người thuê không đủ điều kiện mua nhà. Vòng lặp diễn ra càng tạo ra nhiều của cải hơn cho những người giàu.

Một lý do khác khiến sự giàu có của tầng lớp trung lưu bị xói mòn là do nhiều gia đình nắm giữ các khoản nợ tiêu dùng không thế chấp quá lớn và ngày càng tăng lên đi kèm với lãi suất cao hơn.

Theo Laodong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top