Thế giới

Chủ nghĩa bảo hộ sẽ không thể ngăn cản thương mại toàn cầu

ClockChủ Nhật, 07/05/2017 21:30
TTH - Mặc dù lo ngại về sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ trong nền kinh tế toàn cầu, nhưng thương mại sẽ tiếp tục được mở rộng và vẫn là một sức mạnh không thể ngăn cản được.Đây là thông điệp quan trọng của các Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ, Pakistan và Indonesia trong một cuộc thảo luận được tổ chức bên lề cuộc họp thường niên lần thứ 50 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vừa kết thúc ngày 7/5.

Chủ tịch ADB (trái) và các Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ, Indonesia và Pakistan trong cuộc họp tại Yokohama, Nhật Bản. Ảnh: Nikkei

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati ghi nhận rằng, tình trạng nghèo đói toàn cầu đã giảm đáng kể từ năm 1950 vì hầu hết các nước, nhất là các quốc gia Đông Nam Á, đều được hưởng lợi từ thương mại tự do và toàn cầu hóa.

Trong bối cảnh ngày càng nhiều chính trị gia phương Tây theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ và việc Tổng thống Donald Trump quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Arun Jaitley khẳng định, thương mại toàn cầu sẽ phát triển, bất chấp một số thất bại tạm thời.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Nikkei)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
OECD nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Nền kinh tế toàn cầu năm nay đang trên đà phát triển tốt hơn so với cách đây chỉ cách đây vài tháng nhờ triển vọng lạc quan đối với kinh tế Mỹ, bù đắp cho sự suy yếu của khu vực đồng euro, dự báo mới nhất ngày 5/2 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết. Tuy nhiên, tổ chức này cũng cảnh báo rằng cuộc xung đột ở Trung Đông đang gây ra mối đe dọa cho tăng trưởng toàn cầu vì sự gián đoạn vận chuyển trên Biển Đỏ có thể làm tăng giá tiêu dùng.

OECD nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024
Nền kinh tế toàn cầu năm 2024 có nhiều vấn đề cần theo dõi

Suy thoái, lạm phát đình trệ, khủng hoảng chi phí sinh hoạt, tài chính công bị tổn hại và lãi suất cao hơn là những gì thế giới đã và đang phải đối mặt. 4 năm kể từ khi loại virus chết người COVID-19 lây lan khắp thế giới đã trở thành khoảng thời gian khốn khổ với nền kinh tế toàn cầu.

Nền kinh tế toàn cầu năm 2024 có nhiều vấn đề cần theo dõi
Return to top