Thế giới

Chủ nghĩa đa phương cần thiết để giảm nhẹ căng thẳng địa chính trị

ClockThứ Ba, 22/11/2022 14:57
TTH.VN - Trong một phát biểu tại lễ khai mạc Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 43 (AIPA-43), Thủ tướng Campuchia Hun Sen nêu quan điểm rằng nước này tuân thủ chủ nghĩa đa phương, một cơ chế khu vực quan trọng, góp phần xoa dịu căng thẳng địa chính trị và đối đầu giữa các siêu cường.

Tăng cường ngoại giao nghị viện thúc đẩy ổn định ở Đông Nam ÁKhai mạc Hội nghị các chủ tịch quốc hội thế giới lần thứ 5: Ba chia sẻ từ Việt NamĐề xuất thiết lập các cơ chế đối thoại AIPA-ASEAN, AIPA-EPAIPA-42: Công nghệ cao là hướng hợp tác quan trọng giữa Nga và ASEAN

Lãnh đạo các nước tại lễ khai mạc Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 43 (AIPA-43). Ảnh minh họa: TTXVN/Vietnam+

Cụ thể, Thủ tướng Hun Sen cho biết Campuchia tiếp tục ưu tiên tăng cường vai trò trung tâm và đoàn kết của ASEAN.

Ông khẳng định: “Campuchia tuân thủ chủ nghĩa đa phương, một cơ chế khu vực quan trọng nhằm góp phần xoa dịu căng thẳng địa chính trị và đối đầu giữa các siêu cường, đặc biệt là bằng cách tiếp tục thúc đẩy đối thoại với các đối tác tại các diễn đàn nhằm giải quyết các vấn đề của khu vực và toàn cầu”.

ASEAN đã và đang ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, cải thiện giáo dục và đào tạo nghề phù hợp với diễn biến của cuộc cách mạng số, nâng cao vai trò của phụ nữ và thanh niên trong việc tăng năng suất kinh tế và thúc đẩy tái tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh chịu nhiều tác động từ đại dịch COVID-19. Thủ tướng Hun Sen nói thêm rằng, ASEAN cần phải mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Về biến đổi khí hậu, Thủ tướng Hun Sen cho biết, Campuchia đề nghị ASEAN xem xét tổ chức “Sáng kiến Xanh ASEAN” tại Hội nghị Cấp cao ASEAN vừa qua để định hướng phát triển của khu vực hướng tới một tương lai xanh bền vững.

Ông thông tin thêm rằng, ASEAN đang tăng cường nỗ lực chung để triển khai các kế hoạch hành động và sáng kiến liên quan nhằm tối đa hóa các cơ hội đang nổi lên từ các xu hướng toàn cầu như số hóa, kinh tế học, kinh tế xanh và phát triển doanh nghiệp.

Tuyên bố của ASEAN tái khẳng định rằng Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) sẽ tiếp tục là một diễn đàn cởi mở, toàn diện, minh bạch và hướng ngoại, là một cấu phần không thể thiếu trong cấu trúc khu vực đang phát triển, lấy ASEAN làm trung tâm.

“Chúng tôi tái khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong EAS và nhấn mạnh cam kết của ASEAN trong việc hợp tác chặt chẽ với tất cả các quốc gia tham gia Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), vốn là một thành phần không thể thiếu trong cấu trúc khu vực”, tuyên bố ghi rõ.

Được biết, ASEAN cũng đề cao vai trò quan trọng của EAS trong việc củng cố chủ nghĩa đa phương dựa trên các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.

Nó nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy một môi trường thuận lợi cho hòa bình, ổn định, quản trị tốt và phát triển thịnh vượng cho tất cả mọi người bằng cách đảm bảo văn hóa đối thoại và hợp tác, tăng cường lòng tin và sự tin cậy lẫn nhau, cũng như tôn trọng luật pháp quốc tế.

Kin Phea, Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế tại Học viện Hoàng gia Campuchia chia sẻ, ASEAN là một tổ chức khu vực với các thành viên đa phương đòi hỏi họ phải hợp tác với nhau trong các vấn đề khu vực cũng như toàn cầu.

ASEAN cần hoạch định chính sách rõ ràng thông qua các hội nghị cấp cao ASEAN, các cuộc họp ASEAN+ với các siêu cường và tận dụng cơ hội đó để thể hiện sự trung lập, độc lập và không chịu lệ thuộc vào bất kỳ nước nào.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

Các cuộc họp chính trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 nhằm mục đích cung cấp định hướng chính sách rộng lớn hơn cho các thành viên APEC để tạo ra một môi trường có điều kiện thuận lợi cho thương mại và khai thác hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng do công nghệ thúc đẩy, cũng như tăng cường đổi mới kinh doanh và việc làm, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC
Return to top