Thế giới

Tăng cường ngoại giao nghị viện thúc đẩy ổn định ở Đông Nam Á

ClockThứ Hai, 21/11/2022 09:19
Tối 20.11, tại thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 43 (AIPA-43), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các nhà lãnh đạo Quốc hội/Nghị viện thành viên AIPA đã tham dự Phiên họp Ban Chấp hành AIPA.

Campuchia: Sẵn sàng cho chuỗi Hội nghị cấp cao ASEAN 2022AEM-54 thông qua Kế hoạch Hành động CLMV giai đoạn 2023-2024Hoàn tất công tác chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-MỹViệt Nam tham dự Hội nghị Tư lệnh Quốc phòng ASEAN lần thứ 19Mỹ: Hòa bình và thịnh vượng cần xây dựng trên nguyên tắc

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Phiên họp Ban chấp hành AIPA-43

Tại Phiên họp, Ban Chấp hành AIPA đã thảo luận và thông qua: Chương trình hoạt động của Đại hội đồng AIPA-43; thành phần Hội nghị Nữ nghị sĩ AIPA, Nghị sĩ trẻ, các Ủy ban Chính trị, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Xã hội, Ủy ban Tổ chức, Đối thoại với Quan sát viên, Thông cáo chung; thời gian và địa điểm tổ chức Đại hội đồng AIPA-44...

Góp phần thúc đẩy phục hồi kinh tế khu vực

Sáng 21.11, Đại hội đồng AIPA-43 với chủ đề “Cùng nhau tiến bộ vì một ASEAN tự cường, bao trùm và bền vững” chính thức khai mạc tại thủ đô Phnom Penh. Đây là Đại hội đồng đầu tiên của AIPA được tổ chức theo hình thức trực tiếp sau hơn 2 năm đại dịch Covid-19.

Chủ đề của Đại hội đồng lần này phù hợp với chủ đề chung của ASEAN năm nay là “ASEAN hành động cùng ứng phó các thách thức”, thể hiện thông điệp xuyên suốt của AIPA và mong muốn của nước chủ nhà Campuchia đẩy mạnh xây dựng một cộng đồng đồng đều, vững mạnh và bao trùm, phù hợp với tinh thần cốt lõi của ASEAN cùng nhau hướng tới một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng, góp phần thúc đẩy phục hồi kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển và liên kết khu vực, phát triển nguồn nhân lực, an sinh xã hội, sự tham gia của phụ nữ và thanh niên vào kiến tạo và duy trì hòa bình và phát triển, đẩy mạnh giao lưu nhân dân.

Đại hội đồng AIPA-43 sẽ tập trung thảo luận các vấn đề: Hòa bình, an ninh, chủ nghĩa đa phương và vai trò trung tâm của ASEAN; Tăng cường ngoại giao nghị viện về an ninh hàng hải, thúc đẩy ổn định khu vực ở Đông Nam Á; Thúc đẩy hợp tác nghị viện vì sự tăng trưởng kinh tế bao trùm và bền vững thông qua cách tiếp cận tích hợp các tiêu chí Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG); Nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) trong chuyển đổi kỹ thuật số và thúc đẩy du lịch, phục hồi kinh tế; Tăng cường chuyển đổi kỹ thuật số để bảo vệ xã hội toàn diện; Tăng cường bảo vệ sức khỏe xã hội để giải quyết các thách thức trong ASEAN; Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ vì sự phục hồi bền vững, bao trùm và tự cường sau Covid-19; Nâng cao vai trò của nữ nghị sĩ trong việc đẩy mạnh chương trình nghị sự về phụ nữ, hòa bình và an ninh; Phát huy sự tham gia của thanh niên vì một cộng đồng ASEAN thịnh vượng và phát triển bền vững.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ tham dự các hoạt động chính trong khuôn khổ Đại hội đồng AIPA-43.

Tăng cường quan hệ hữu nghị Việt Nam - Campuchia - Lào

Chiều 20.11, trong khuôn khổ AIPA-43, với sự chứng kiến của các đại biểu tham dự Đại hội đồng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin và Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane đã ký Tuyên bố chung của các Chủ tịch Quốc hội Campuchia, Lào, Việt Nam, lần đầu tiên thiết lập cơ chế Hội nghị cấp cao Quốc hội 3 nước Campuchia, Lào, Việt Nam (CLV).

Theo đó, 3 Chủ tịch Quốc hội nhất trí nâng cấp cơ chế Hội nghị hiện nay giữa các Ủy ban của Quốc hội 3 nước CLV thành “Hội nghị cấp cao Quốc hội 3 nước Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV Parliamentary Summit) được tổ chức 2 năm 1 lần do 3 Chủ tịch Quốc hội chủ trì trên cơ sở luân phiên theo thứ tự bảng chữ cái; đồng thời thông qua Quy trình thủ tục của Hội nghị cấp cao Quốc hội CLV.

Tuyên bố chung khẳng định việc thiết lập cơ chế trên nhằm: Tăng cường và củng cố quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết chặt chẽ và hợp tác toàn diện, trọng tâm là phát triển kinh tế - xã hội, hợp tác quốc phòng - an ninh, giao lưu nhân dân vì sự phát triển bền vững của 3 nước và của khu vực; Thúc đẩy và giám sát việc thực hiện các thỏa thuận, chương trình hành động và các dự án hợp tác mà Chính phủ 3 nước đã thống nhất, cũng như các thỏa thuận đa phương mà 3 nước là thành viên… Thúc đẩy việc trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và thực tiễn tốt trong thực thi các chức năng và nhiệm vụ của Quốc hội CLV; Phân bổ ngân sách và trao đổi các cách thức huy động vốn từ các đối tác trong và ngoài khu vực CLV để thực hiện các chương trình và dự án trong Khu vực Tam giác phát triển và các lĩnh vực hợp tác khác.

Theo Thanh Niên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cho biết, tình trạng đói nghèo toàn cầu sẽ gia tăng nếu thế giới không nỗ lực duy trì một hệ thống thương mại ổn định và cởi mở.

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới
ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm
Return to top