Thế giới

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới: Nguy cơ suy thoái ở châu Âu đang gia tăng

ClockThứ Năm, 29/09/2022 12:16
TTH.VN - Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass hôm qua (28/9) cảnh báo rằng sẽ phải mất nhiều năm để việc sản xuất năng lượng toàn cầu có thể đa dạng hóa nguồn cung khỏi Nga, kéo dài nguy cơ lạm phát đình trệ - thức thời kỳ tăng trưởng thấp và lạm phát cao.

OECD: Khủng hoảng năng lượng, lạm phát có nguy cơ đẩy các nền kinh tế lớn vào suy thoáiTỉ giá bảng Anh so với đô la Mỹ thấp nhất trong 50 nămKinh tế châu Âu bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất lịch sử do đại dịch

Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Nga. Ảnh: Expatica

Phát biểu tại Đại học Stanford, ông Malpass cho biết khả năng suy thoái ở châu Âu đang gia tăng, trong khi tăng trưởng của Trung Quốc đang chậm lại và sản lượng kinh tế Mỹ đã giảm trong nửa đầu năm nay.

Theo ông, những diễn biến đó sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với các nước đang phát triển, điều mà ông gọi là những thách thức kéo theo và “ngày càng tồi tệ hơn” đối với sự phát triển. Do đó, để giải quyết “cơn bão hoàn hảo” hiện nay về lãi suất tăng, lạm phát cao và tăng trưởng chậm lại đòi hỏi các phương pháp tiếp cận kinh tế vĩ mô và vi mô mới, bao gồm chi tiêu có mục tiêu tốt hơn và nỗ lực để tăng nguồn cung một cách rõ ràng.

Được biết, báo cáo “Đói nghèo và Thịnh vượng chung” sắp tới của Ngân hàng Thế giới sẽ cho thấy nhiều thập kỷ tiến bộ trong việc xóa đói giảm nghèo đã chậm lại vào năm 2015, ngay cả trước đại dịch COVID-19, khiến thêm 70 triệu người rơi vào cảnh nghèo cùng cực.

Dự kiến được công bố vào tuần tới, báo cáo cũng sẽ cho thấy thu nhập trung bình toàn cầu giảm 4%, lần giảm đầu tiên kể từ khi WB bắt đầu đo lường chỉ số này từ năm 1990.

Theo Chủ tịch WB, các nước đang phát triển đang đối mặt với triển vọng ngắn hạn “cực kỳ thách thức”, được định hình bởi giá năng lượng, thực phẩm và phân bón tăng mạnh, lãi suất tăng, đồng tiền giảm giá và dòng vốn chảy ra ngoài.

“Một mối nguy cấp thiết đối với các nước đang phát triển là sự suy giảm mạnh trong tăng trưởng toàn cầu sẽ dẫn đến suy thoái toàn cầu”, ông nhấn mạnh, đồng thời lưu ý rằng nhiều quốc gia trong số này vẫn đang vật lộn để có thể trở lại mức thu nhập bình quân đầu người trước đại dịch, trong thời điểm phải đối mặt với những rủi ro nghiêm trọng vì biến đổi khí hậu.

Ông Malpass cho biết vẫn chưa rõ liệu có đủ vốn toàn cầu để đáp ứng được nhu cầu của các nền kinh tế tiên tiến và còn dư đủ để tài trợ cho nhu cầu đầu tư của các nước đang phát triển hay không.

Trong bối cảnh đó, WB kêu gọi các nước tìm cách giảm lạm phát ngoài việc đồng loạt tăng lãi suất cao như hiện đang được tiến hành. Các biện pháp này bao gồm việc tăng hiệu quả tài khóa để có thể chi tiêu nhiều hơn cho người nghèo và dễ bị tổn thương. Những điều chỉnh như vậy sẽ cải thiện việc phân bổ vốn toàn cầu, tạo ra một con đường để giảm lạm phát, trong khi thu nhập trung bình bắt đầu gia tăng trở lại.

Đáng lưu ý, Chủ tịch WB Malpass khẳng định cần có thêm kinh phí cho giáo dục, cho những chuẩn bị về y tế và thích ứng với biến đổi khí hậu, cùng với các bước để giảm mức nợ cao đang tạo gánh nặng cho nhiều nước đang phát triển hiện nay.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
Singapore: Sản xuất phục hồi, kinh tế quý III/2024 tăng trưởng cao hơn dự kiến

Ước tính sơ bộ từ Bộ Thương mại và Công nghiệp (MTI) Singapore vào sáng 14/10 cho biết, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng 4,1% trong quý III/2024 so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức dự báo 3,8% được đưa ra trước đó. Mức tăng trưởng này cũng nhanh hơn nhiều so với mức tăng 2,9% của quý II.

Singapore Sản xuất phục hồi, kinh tế quý III 2024 tăng trưởng cao hơn dự kiến
Return to top