Thế giới

OECD: Khủng hoảng năng lượng, lạm phát có nguy cơ đẩy các nền kinh tế lớn vào suy thoái

ClockThứ Ba, 27/09/2022 09:17
TTH.VN - OECD đã cắt giảm dự báo kinh tế thế giới trong năm tới do những tác động từ cuộc xung đột ở Ukraine.

OECD: Tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể đạt đỉnhOECD cảnh báo nguy cơ chiến tranh thương mại đối với tăng trưởng toàn cầuOECD: Căng thẳng thương mại che mờ triển vọng tăng trưởng toàn cầu

OECD hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2023 do tác động từ lạm phát và khủng hoảng năng lượng. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong một nhận định ngày 26/9, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chậm lại so với dự báo được đưa ra vài tháng trước cuộc xung đột Ukraine, trong khi các cuộc khủng hoảng năng lượng và lạm phát có nguy cơ dẫn đến suy thoái ở các nền kinh tế lớn.

Theo OECD, mặc dù tăng trưởng toàn cầu năm nay vẫn được kỳ vọng ở mức 3%, nhưng triển vọng tăng trưởng năm tới được dự báo sẽ chậm lại còn 2,2%, giảm so với mức dự báo 2,8% được đưa ra hồi tháng 6, trong đó, OECD đặc biệt bi quan về triển vọng ở châu Âu - nền kinh tế chịu ảnh hưởng trực tiếp nhiều nhất từ ​​hậu quả của cuộc xung đột ở Ukraine.

Sản lượng toàn cầu trong năm tới được dự báo sẽ giảm hơn 2,8 nghìn tỷ USD so với dự báo của OECD trước khi xảy ra xung đột Ukraine. Đây là một khoản thiệt hại về thu nhập trên toàn thế giới tương đương với quy mô của nền kinh tế Pháp.

“Nền kinh tế toàn cầu đã mất đà sau cuộc xung đột  Ukraine. Tăng trưởng GDP đã bị đình trệ ở nhiều nền kinh tế và các chỉ số kinh tế cho thấy sự suy giảm kéo dài”, Tổng thư ký OECD Mathias Cormann cho biết trong một tuyên bố.

Đáng lưu ý, OECD dự báo tăng trưởng kinh tế ở khu vực đồng euro (Eurozone) sẽ chậm lại, giảm mạnh từ 3,1% trong năm nay xuống chỉ còn 0,3% vào năm 2023. Điều này có nghĩa là khối đồng tiền chung 19 quốc gia châu Âu sẽ trải qua một giai đoạn suy thoái trong năm sau, vốn được xác định khi GDP giảm trong 2 quý liên tiếp.

Dự báo mới này cũng đánh dấu sự tụt hạng đáng kể so với triển vọng kinh tế gần nhất về eurozone mà OECD đưa ra hồi tháng 6, khi tổ chức này dự báo nền kinh tế của khu vực sẽ tăng trưởng 1,6% trong năm 2023.

OECD cũng đưa ra dự báo hết sức ảm đạm về nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Đức, với ước tính nền kinh tế nước này sẽ giảm 0,7% trong năm tới, giảm so với mức dự báo tháng 6 là 1,7%.

Theo cảnh báo của OECD, việc tiếp tục gián đoạn nguồn cung năng lượng sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng và đẩy lạm phát tăng cao, đặc biệt là ở châu Âu, khi tình trạng này có thể kéo lùi tăng trưởng của khu vực đến 1,25 điểm phần trăm và khiến lạm phát tăng thêm 1,5 điểm phần trăm, đẩy nhiều quốc gia vào suy thoái trong cả năm 2023.

Phát biểu trong một cuộc họp báo, Tổng thư ký OECD Cormann cho rằng các chính sách tiền tệ sẽ cần phải tiếp tục thắt chặt ở hầu hết các nền kinh tế lớn để kiềm chế lạm phát một cách lâu dài, đồng thời cho biết thêm rằng các biện pháp kích thích tài khóa có mục tiêu từ các chính phủ cũng là chìa khóa để khôi phục niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp.

“Điều quan trọng là chính sách tiền tệ và tài khóa phải kết hợp với nhau”, ông nhấn mạnh.

Mặc dù ít phụ thuộc hơn vào năng lượng nhập khẩu so với châu Âu, Mỹ cũng được cho là đang rơi vào tình trạng suy thoái khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED vừa tiếp tục tăng lãi suất để đối phó với tình trạng lạm phát gia tăng.

Theo đó, OECD dự báo nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tăng trưởng chậm lại từ mức 1,5% trong năm nay xuống chỉ còn 0,5% trong năm tới, giảm so với dự báo hồi tháng 6 là 2,5% cho năm 2022 và 1,2% cho năm 2023.

Trong khi đó, với các biện pháp nghiêm ngặt để kiểm soát sự lây lan của COVID-19 trong những tháng vừa qua, nền kinh tế Trung Quốc ước tính sẽ chỉ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và 4,7% vào năm sau, mặc dù khi trước đó, OECD đã kỳ vọng mức tăng trưởng 4,4% trong năm 2022 và 4,9% trong năm 2023 đối với nền kinh tế này.

Bất chấp triển vọng xấu đi nhanh chóng đối với các nền kinh tế lớn, OECD cho rằng cần phải tăng lãi suất thêm nữa để chống lạm phát, đồng thời dự báo lãi suất chính sách của hầu hết các ngân hàng trung ương lớn sẽ tăng lên đến 4% trong năm tới.

Trong bối cảnh nhiều chính phủ đang gia tăng các gói hỗ trợ để giúp các hộ gia đình và doanh nghiệp đối phó với tình trạng lạm phát cao, OECD cho biết các biện pháp như vậy nên nhắm vào những người cần nhất và chỉ nên là biện pháp tạm thời để giảm chi phí và không gây thêm gánh nặng cho các khoản nợ vốn đã tăng cao sau đại dịch COVID-19.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thái Lan dự kiến áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ tháng 1/2025

Reuters hôm nay (13/12) dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Pichai Chunhavajira cho biết nước này dự kiến ​​sẽ áp dụng mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu là 15% đối với các công ty đa quốc gia bắt đầu từ tháng 1/2025. Theo đó, chính phủ Thái Lan sẽ khẩn trương ban hành luật về việc thu thuế, Bộ trưởng Chunhavajira nêu rõ.

Thái Lan dự kiến áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ tháng 1 2025
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất
Return to top