Thế giới

Chuyên gia: Chính sách của Nhật Bản với ASEAN sẽ không đổi

ClockChủ Nhật, 31/10/2021 14:21
Ông Yu Uchiyama, Giáo sư khoa học chính trị thuộc Đại học Tokyo, cho rằng chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với ASEAN, trong đó có Việt Nam, sẽ không thay đổi nhiều sau bầu cử.

Kỹ thuật số hóa thương mại Nhật Bản và ASEANSách trắng thương mại Nhật Bản kêu gọi hợp tác kỹ thuật số chặt chẽ hơn với ASEAN

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida phát biểu tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Nhật Bản, được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 27/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Sáng 31/10, cử tri Nhật Bản đã đi bỏ phiếu để chọn ra các gương mặt mới cho Hạ viện gồm 465 ghế.

Bình luận về cuộc bầu cử này, ông Yu Uchiyama, Giáo sư khoa học chính trị thuộc Đại học Tokyo, cho rằng chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó có Việt Nam, sẽ không thay đổi nhiều sau bầu cử.

Giáo sư Uchiyama khẳng định "về cơ bản, chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với ASEAN sẽ không có nhiều thay đổi. Tôi tin chắc rằng Nhật Bản sẽ tiếp tục kỳ vọng ASEAN sẽ là một diễn đàn quan trọng cho việc hiện thực hóa khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP).”

Liên quan tới dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 - một trong những vấn đề nóng trong chiến dịch tranh cử Hạ viện năm nay, Giáo sư Uchiyama nêu rõ đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền muốn sửa luật để hạn chế hoạt động đi lại của người dân và củng cố hệ thống y tế nhưng theo ông, việc này khó có khả năng thực hiện.

Về tương lai của chính quyền của Thủ tướng Fumio Kishida, Giáo sư Uchiyama nhận định điều này sẽ phụ thuộc vào các điều kiện thuận lợi hỗ trợ, trong đó có tình hình dịch bệnh diễn biến tích cực, cũng như kỹ năng điều hành chính phủ của bản thân Thủ tướng Kishida.

Giáo sư Uchiyama cho rằng nếu kiểm soát tốt dịch COVID-19 và Thủ tướng Kishida có thể thể hiện các kỹ năng chính trị ở một mức độ nhất định, ông Kishida có thể cầm quyền trong thời gian dài hơn.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội

Công tác an sinh xã hội trên địa bàn thời gian qua đã có nhiều khởi sắc. Từ những chính sách, các chương trình, dự án, hoạt động trợ giúp, nhiều hoàn cảnh được tiếp cận các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống, được nâng cao kỹ năng để giải quyết khó khăn về vật chất và tinh thần.

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội
Return to top