Thế giới
ILO:

Công nghệ kỹ thuật số mang lại lợi ích lớn ở các nước kém phát triển nhất

ClockChủ Nhật, 01/05/2022 08:28
TTH.VN - Theo báo cáo “Hiện tại và tương lai của việc làm ở các nước kém phát triển nhất” do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố, những điểm yếu về cấu trúc ở các nước kém phát triển nhất trên thế giới đã khiến họ dễ bị tổn thương hơn trước những cú sốc, như đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu và các cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng hiện nay.

ILO: Đại dịch ảnh hưởng đến thị trường việc làm nghiêm trọng hơn dự kiếnILO: 4,1 tỷ người trên thế giới vẫn chưa được tiếp cận với an sinh xã hội

Danh sách các nước kém phát triển nhất trên thế giới hiện bao gồm 46 quốc gia ở các khu vực châu Phi, châu Á, châu Đại Dương và châu Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Đáng chú ý, tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn nếu họ không tham gia đầy đủ vào nỗ lực phục hồi toàn cầu. Trong đó, báo cáo của ILO cung cấp một cái nhìn tổng thể về tiến bộ và những thách thức mà các quốc gia này phải đối mặt về chuyển đổi cơ cấu, chuyển đổi sang các nền kinh tế xanh hơn, và tạo ra việc làm đầy đủ và hiệu quả.

Ông Guy Ryder, Tổng Giám đốc ILO cho rằng: “Nhiều cú sốc đã khiến các nước kém phát triển nhất phải chịu áp lực rất lớn. Tuy nhiên, với việc làm đúng đắn và các biện pháp chính sách kinh tế vĩ mô, việc làm mới có thể được tạo ra trong cả những lĩnh vực hiện có và lĩnh vực mới, cùng với năng suất được nâng cao và sự đổi mới sáng tạo, nhờ sự đầu tư vào các cơ hội kinh tế xanh và kỹ thuật số”.

Bên cạnh đó, báo cáo nói trên cũng xem xét cách các công nghệ kỹ thuật số có thể mang lại những lợi ích to lớn cho các nước kém phát triển nhất, với điều kiện những khoản đầu tư này cần được thực hiện bằng vốn, kỹ năng và kiến ​​thức, nhằm hỗ trợ việc làm toàn diện và phù hợp.

Được biết, 46 quốc gia trong danh sách các nước kém phát triển nhất trên thế giới đại diện cho 12% dân số thế giới. Những quốc gia này được đặc trưng bởi mức thu nhập thấp, dễ bị tổn thương trước các cú sốc kinh tế và môi trường, mức độ phúc lợi sụt giảm, nghèo đói cùng cực, và tỷ lệ tử vong cao.

Tính chất dễ bị tổn thương của những quốc gia này phần lớn là kết quả của năng lực sản xuất yếu kém liên quan đến cơ sở hạ tầng không đầy đủ, cũng như khả năng tiếp cận hạn chế đối với các công nghệ.

Qua đó, báo cáo của ILO đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy “công cuộc phục hồi lấy con người làm trung tâm” mang tính toàn diện, bền vững và linh hoạt. Những biện pháp này bao gồm mở rộng sự hỗ trợ và hợp tác quốc tế, nhằm tăng cường chăm sóc sức khỏe và vaccine, đồng thời tránh các hạn chế và rào cản không cần thiết đối với hoạt động thương mại và di cư. Báo cáo cũng kêu gọi tăng cường các thể chế làm việc và xây dựng năng lực nhằm thực hiện các quyền cơ bản.

Thanh Ngân (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế

Để đảm bảo Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế được thực hiện đầy đủ các hạng mục theo quy mô đầu tư được duyệt, hoàn thành tất cả mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay, UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư DA với thời gian thực hiện đến ngày 31/12/2025.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế
THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC ASEAN:
Xu hướng và cơ hội đầu tư

Trong bối cảnh Đông Nam Á đang tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế và biến đổi xã hội, vai trò của giáo dục trong việc bồi dưỡng lực lượng lao động có kỹ năng chưa bao giờ quan trọng hơn thế. Giáo dục - với tư cách là động lực chính thúc đẩy năng lực cạnh tranh kinh tế và tính di động xã hội, đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển đổi này. Các chính phủ trên khắp khu vực đang thực hiện các cải cách đầy tham vọng và tích cực kêu gọi đầu tư nước ngoài để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về giáo dục chất lượng ở mọi cấp độ, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học và sau đại học.

Xu hướng và cơ hội đầu tư
Các hãng hàng không cần tăng cường sử dụng nhiên liệu bền vững

Theo một nghiên cứu của nhóm vận động giao thông và môi trường có trụ sở tại Brussels, hầu hết các hãng hàng không trên thế giới vẫn chưa nỗ lực hết sức trong tiến trình chuyển sang sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF). Đồng thời, các chuyên gia cũng phát hiện ra rằng các nhà sản xuất dầu hiện đang đầu tư quá ít vào quá trình chuyển đổi này.

Các hãng hàng không cần tăng cường sử dụng nhiên liệu bền vững
Return to top