Thế giới

COP27: Thông qua thỏa thuận khí hậu tổng quát cuối cùng

ClockChủ Nhật, 20/11/2022 15:12
Sau các cuộc đàm phán căng thẳng kéo dài suốt đêm, sáng sớm 20/11 (giờ địa phương), Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27), do Ai Cập đăng cai tổ chức tại thành phố Sharm El-Sheikh, đã thông qua thỏa thuận khí hậu tổng quát cuối cùng của COP27 tại phiên toàn thể bế mạc.

Chủ tịch COP27 cảnh báo trở ngại với mục tiêu hạn chế ấm lên toàn cầuCOP27: Mỹ thúc đẩy thế giới hành động chống lại biến đổi khí hậu

Chủ tịch COP27 Sameh Shoukry (phải) cùng các quan chức của Liên Hiệp Quốc tại cuộc họp sau lễ khai mạc Hội nghị COP27 ở Sharm El Sheikh, Ai Cập ngày 6/11/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngoại trưởng Ai Cập kiêm Chủ tịch COP27 đã gõ búa để biểu thị văn kiện thỏa thuận chính trị của COP27 đã được thông qua bằng sự đồng thuận. Trước đó ít phút, đại diện của các quốc gia đã thông qua điều khoản của thỏa thuận liên quan việc thành lập một quỹ đặc biệt để bù đắp những tổn thất và thiệt hại mà các quốc gia dễ bị tổn thương phải gánh chịu do tác động của sự nóng lên toàn cầu, sau khi Thụy Sĩ yêu cầu cần thêm 30 phút để xem xét kỹ lưỡng bản dự thảo thỏa thuận tổng thể cuối cùng.

Phiên họp toàn thể đã thông qua điều khoản về việc thành lập quỹ "tổn thất và thiệt hại" để giúp các nước đang phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề của các hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra. Nội dung liên quan quỹ "tổn thất và thiệt hại" không nằm trong chương trình nghị sự chính thức ban đầu, song nỗ lực của các nước đang phát triển đã biến đây thành chủ đề được quan tâm nhất tại COP27.

Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính chỉ riêng lũ lụt ở Pakistan đã gây thiệt hại về kinh tế lên tới 30 tỷ USD.     

Theo một nghiên cứu vào năm 2018, tùy thuộc vào mức độ mà thế giới cắt giảm lượng khí thải carbon, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu có thể khiến các nước đang phát triển tổn thất từ 290 -580 tỷ USD/năm vào năm 2030, và từ 1.000-1.800 tỷ USD vào năm 2050.

Theo TTXVN

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025

Các nhà khoa học từ Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus của EU (C3S) ngày 9/12 cho biết nhiệt độ “cao bất thường” dự kiến ​​sẽ kéo dài sang ít nhất vài tháng đầu năm 2025, sau khi năm 2024 được báo cáo là năm ấm nhất thế giới kể từ khi có số liệu thống kê.

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Thế giới đã tổn thất 2 nghìn tỷ USD do thời tiết khắc nghiệt

Tờ The Guardian ngày 11/11 trích dẫn kết quả một nghiên cứu mới cho hay, thời tiết khắc nghiệt đã gây thiệt hại cho thế giới 2 nghìn tỷ USD trong thập kỷ qua. Nghiên cứu đã thực hiện phân tích 4.000 sự kiện thời tiết khắc nghiệt liên quan đến khí hậu, từ lũ quét cho đến những đợt hạn hán kéo dài.

Thế giới đã tổn thất 2 nghìn tỷ USD do thời tiết khắc nghiệt
Return to top