Thế giới

COVID-19: Australia sẽ tiêm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi từ tháng 1/2022

ClockThứ Sáu, 10/12/2021 14:50
TTH.VN - Thủ tướng Australia Scott Morrison ngày hôm nay (10/12) cho hay, quốc gia này sẽ bắt đầu triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi từ ngày 10/1/2022.

Sự khác biệt giữa vaccine cho trẻ em và vaccine cho người lớnLào lên kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ từ 6-11 tuổi vào đầu năm 2022Trẻ em – đối tượng bị tác động nặng nề nhất của làn sóng dịch thứ 4 tại Đức

Một địa điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở thành phố Sydney, Australia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trong một tuyên bố, ông Scott Morrison nhận định: “Đây sẽ là một tin tức đáng mừng đối với hàng triệu gia đình trên khắp đất nước, mong muốn có cơ hội để con em của mình được tiêm ngừa”.

Sau khi xem xét dữ liệu lâm sàng từ Canada, nhóm tư vấn tiêm chủng của quốc gia này đã khuyến nghị khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 8 tuần, và có thể rút ngắn xuống còn 3 tuần nếu xuất hiện đợt bùng phát dịch bệnh.

Trong giai đoạn đầu, vaccine ngừa COVID-19 của Hãng dược phẩm Pfizer sẽ được sử dụng; trong khi các cơ quan quản lý đánh giá mức độ phù hợp của vaccine ngừa COVID-19 do Hãng dược phẩm Moderna bào chế và phát triển. Quyết định dự kiến sẽ được công bố trong vài tuần tới.

Quyết định tiêm vaccine cho trẻ em từ 5-11 tuổi được đưa ra trong bối cảnh Australia đang tìm cách thúc đẩy nỗ lực triển khai các mũi tiêm tăng cường, sau khi trở thành một trong những quốc gia đạt tỷ lệ tiêm chủng ngừa COVID-19 cao nhất trên thế giới, với gần 90% dân số trên 16 tuổi đã được tiêm 2 mũi vaccine. Bên cạnh đó, khoảng 70% trẻ em từ 12-15 tuổi cũng đã được tiêm chủng đầy đủ.

Các nhà chức trách đang kêu gọi người dân thực hiện tiêm mũi tăng cường do lo ngại về biến thể Omicron mới của virus SARS-CoV-2 gây ra dịch bệnh COVID-19 có khả năng lây truyền cao hơn, trong bối cảnh số lượng các ca nhiễm COVID-19 đang gia tăng ở Sydney, thành phố lớn nhất của Australia.

Tính đến sáng nay (10/12), tiểu bang New South Wales, trong đó có thành phố Sydney đã báo cáo 516 ca nhiễm mới, đánh dấu mức tăng lớn nhất trong 2 tháng.

Hầu hết các ca nhiễm là do biến thể Delta gây ra; tuy nhiên, số lượng các ca nhiễm biến thể Omicron đang tăng lên kể từ khi Australia báo cáo trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới này, cách đây khoảng 2 tuần. Cho đến nay, khoảng 50 ca nhiễm biến thể Omicron đã được phát hiện, phần lớn trong số đó được ghi nhận ở thành phố Sydney.

Được biết, khoảng 225.000 ca nhiễm COVID-19, và 2.084 trường hợp tử vong do dịch bệnh này đã được báo cáo tại Australia.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 26/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an tổ chức hội nghị tập huấn bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Ngày Trẻ em thế giới (20/11):
UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em

Sự thay đổi nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ tạo ra một tương lai ảm đạm cho trẻ em vào giữa thế kỷ 21, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo trong một báo cáo thường niên, được công bố vào Ngày Trẻ em thế giới (20/11).

UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em
Return to top