Thế giới

Lào lên kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ từ 6-11 tuổi vào đầu năm 2022

ClockThứ Ba, 30/11/2021 09:57
Theo Bộ Y tế Lào, trẻ em trong độ tuổi từ 6-11 ở nước này sẽ được tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech. Trẻ chỉ được tiêm khi có sự đồng ý của cha mẹ.

Malaysia sẽ mua vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổiChuyên gia khuyến nghị giới chức Mỹ cho phép sử dụng vaccine của Pfizer cho trẻ em 5-11 tuổiCampuchia triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 cho trẻ từ 6-11 tuổi

Trẻ em đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Luang Prabang (Lào), ngày 1/6/2021. Ảnh:THX/TTXVN

Từ tháng 1/2022 tới, chính phủ Lào sẽ bắt đầu triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 6-11 tuổi trên phạm vi toàn quốc.

Bộ Y tế Lào cho biết đã chỉ đạo các cơ quan y tế cấp tỉnh và huyện thống kê số lượng trẻ em trong độ tuổi từ 6-11 và trẻ em thuộc nhóm tuổi này sẽ được tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech.

Cũng theo bộ trên, để giúp người dân hiểu và đưa con đi tiêm, các nhân viên y tế sẽ thông báo cho phụ huynh về tầm quan trọng của việc tiêm chủng và khuyến khích họ đăng ký tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ. Trẻ chỉ được tiêm khi có sự đồng ý của cha mẹ.

Việc tiêm chủng cho trẻ em từ 6-11 tuổi sẽ bắt đầu ở thủ đô Vientiane, nhưng các tỉnh đã sẵn sàng triển khai chương trình này cũng có thể tiến hành tiêm chủng trước.

Bộ Y tế Lào cũng cho biết sẽ đánh giá thành công của chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi sau khi việc triển khai tiêm chủng cho nhóm tuổi này kết thúc vào cuối tháng sau.

Chính phủ Lào kỳ vọng nếu số lượng trẻ em được tiêm chủng ở mức đủ, các trường học sẽ được coi là an toàn và được phép mở cửa trở lại.

Để đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng cho người dân, hướng tới việc sớm mở cửa đất nước, Bộ Y tế Lào cũng chỉ đạo các cơ quan chức năng mở thêm các điểm tiêm chủng tại các trạm y tế và các bản trên toàn quốc để tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn cho người dân địa phương.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nỗ lực kéo giảm suy dinh dưỡng cho trẻ em miền núi

Năm 2023, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi (SDDTC) vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi chiếm tỷ lệ 18% so với toàn tỉnh 8,1%, đặt ra nhiều thách thức trong việc nâng cao chất lượng dân số. Các ban, ngành đang nỗ lực tổ chức nhiều kế hoạch, chương trình nhằm cải thiện thể trạng cho nhóm trẻ này.

Nỗ lực kéo giảm suy dinh dưỡng cho trẻ em miền núi
Ưu tiên nguồn lực cải thiện điều kiện sống cho trẻ em

Không riêng Thừa Thiên Huế, hiện vẫn còn nhiều trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là các em thuộc gia đình nghèo còn thiếu thốn. Các em không có những phòng học khang trang, không có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập.

Ưu tiên nguồn lực cải thiện điều kiện sống cho trẻ em
Thay đổi để nói lên tiếng nói của trẻ em

Bằng cách đa dạng hóa các hình thức giáo dục, tuyên truyền, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh giúp các thành viên Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” nâng cao kiến thức Quyền trẻ em, Luật Trẻ em 2016 và Công ước Quyền Trẻ em, các kiến thức về phòng, chống tai nạn đuối nước, xâm hại trẻ em, bạo lực học đường; từ đó góp phần giáo dục toàn diện, tăng cường kỹ năng sống cho các em.

Thay đổi để nói lên tiếng nói của trẻ em
Gửi yêu thương đến trẻ em yếu thế

Sáng 8/6, Hội Người khuyết tật - Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi tỉnh phối hợp với Hội đồng hương Thừa Thiên Huế tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức chương trình trao quà đến các trung tâm, cơ sở nuôi dạy trẻ em yếu thế trên địa bàn.

Gửi yêu thương đến trẻ em yếu thế
Return to top