Thế giới

COVID-19 và hệ thống giáo dục toàn cầu

ClockThứ Sáu, 24/07/2020 19:31
TTH - Hệ thống giáo dục có trách nhiệm nhào nặn, đào tạo và định hướng kiến thức, suy nghĩ cũng như đạo đức của các thế hệ con người. Tuy nhiên, ngày nay, hệ thống này đang bị xâm phạm và trì hoãn bởi thời gian phong tỏa và các biện pháp hạn chế kéo dài gây nên bởi đại dịch COVID-19.

Đảm bảo an ninh, an toàn trong dạy và học trực tuyến

Đảm bảo giáo dục trên mọi hình thức là nhiệm vụ của mọi quốc gia. Ảnh minh họa: Reuters/Vnexpress

Cụ thể, hệ thống giáo dục (ES) là nơi định hướng xã hội thông qua tương tác giữa sự học và con người. Song đại dịch đã phá hủy chức năng của ES và nó không chỉ tác động đến quá trình giáo dục mà còn ảnh hưởng nặng nề lên nhiều khía cạnh của đời sống học sinh, sinh viên, đặc biệt là thời gian – yếu tố quan trọng quyết định mức độ hiểu biết và thành công của người học...

Đại dịch COVID-19 là một cuộc khủng hoảng toàn cầu và mọi người đang phải vật lộn với nhiều vấn đề về y tế, tài chính. Học sinh, sinh viên đang chờ đợi các trường học mở cửa trở lại. Học sinh ở nhiều nước đang không thể đến trường và buộc phải giao lưu, tương tác với giáo viên, bạn bè qua các nền tảng giáo dục trực tuyến. Có thể nói, có rất nhiều thứ đã thay đổi.

Nhìn vào điểm tích cực, học sinh, sinh viên sẽ không phải tốn thời gian đến trường, thay vào đó là mở ra cơ hội phát triển trí tuệ theo hướng tự do sáng tạo, thúc đẩy quá trình tự học theo hướng tiếp cận nhiều hơn kỹ thuật số, trí tuệ và nhận thức...

Song về mặt hại, nhiều học sinh ở vùng sâu, vùng xa vẫn chưa tiếp cận, hoặc chưa tiếp cận nhiều với Internet sẽ chứng kiến tiến độ học tập bị gián đoạn. An toàn dữ liệu cũng là một vấn đề lớn tác động đến quá trình học tập. Ngoài ra, cũng cần phải nhắc đến sự lúng túng của đội ngũ giáo viên khi phải chuyển đổi hình thức giáo dục bất ngờ, từ đó dẫn đến nhiều thay đổi khác như thay đổi quá trình tuyển sinh và làm gia tăng tâm lý bất an cho học sinh, sinh viên.

Đối với các nước thu nhập thấp, những hạn chế được triển khai trong thời gian dịch COVID-19 sẽ làm tê liệt quyền tiếp cận giáo dục miễn phí và bắt buộc của trẻ. Không chỉ dừng lại ở đó, thiếu vắng sự tập trung, cạnh tranh bình đẳng, tâm lý của người học ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Nhìn chung, đại dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng đến tất cả các cấp của hệ thống giáo dục, từ mầm non đến giáo dục đại học. Điều này được nhìn thấy rõ nhất khi có hơn 100 quốc gia chưa thể mở cửa trường học trở lại do diễn biến dịch bệnh đang còn phức tạp. UNESCO ước tính hậu quả của việc này là gần 900 triệu học sinh, sinh viên phải gián đoạn quá trình tiếp cận tri thức của mình.

Để giảm thiểu tối đa các rủi ro, giải quyết rào cản và mở rộng con đường tiến đến học thức của sinh viên toàn cầu, các chuyên gia đề ra những gợi ý như mở các khóa đào tạo cho giáo viên qua các hội thảo trên web, triển khai các chương trình E-Learning ở cả thành thị, lẫn nông thôn. Học linh hoạt và dạy nghề nên được thúc đẩy. Quản lý thời gian bắt buộc đối với các lớp học trực tuyến, tương tự như các điều luật áp dụng cho lớp học ngoại tuyến truyền thống.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ Eurasia Reivew)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12: Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu

Trong bối cảnh dân số thế giới di chuyển không ngừng và nhanh chóng đến các thành phố, giải pháp để đảm bảo môi trường đô thị bền vững và an toàn cho người dân sẽ là một trong những nội dung được tập trung giải quyết tại Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12. Sự kiện đang được tổ chức từ ngày 4 - 8/11 tại Thủ đô Cairo, Ai Cập.

Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12 Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu
Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở mầm non ngoài công lập

Thành phố Huế hiện có khá nhiều trường mầm non ngoài công lập và cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) độc lập. Để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở các cơ sở GDMN ngoài công lập, UBND TP. Huế triển khai nhiều giải pháp góp phần đáp ứng nhu cầu của phụ huynh học sinh cũng như thực hiện mục tiêu phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

Nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở mầm non ngoài công lập
Return to top