Thế giới

Cuba có đại sứ đầu tiên ở Mỹ sau hơn nửa thế kỷ

ClockThứ Sáu, 18/09/2015 07:17
TTH.VN - Theo tin từ Reuters, nhà ngoại giao kỳ cựu Jose Cabanas ngày hôm qua (17/9) đã trở thành Đại sứ đầu tiên của Cuba tại Hoa Kỳ trong 54 năm qua, nhờ sự xích lại gần nhau gần đây giữa 2 cựu thù Mỹ - Cuba thời Chiến tranh Lạnh, Havana cho biết.

Nhà ngoại giao Cabanas, người đứng đầu Văn phòng lợi ích Cuba tại Mỹ và thuộc Đại sứ quán Thụy Sĩ đặt tại thủ đo Washington kể từ năm 2012 và đã trở thành phụ trách ngoại giao khi mối quan hệ giữa 2 quốc gia này được chính thức khôi phục vào ngày 20/7 năm ngoái, đã trình quốc thư với Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Trụ sở Đại sứ quán Cuba tại Mỹ. Ảnh: AP.

"Buổi lễ diễn ra tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng, địa điểm của văn phòng tổng thống, giữa một ngày mà nhà lãnh đạo Hoa Kỳ tiếp nhận 16 Đại sứ mới", một tuyên bố từ đại sứ quán Cuba cho biết.

"Việ công nhận Đại sứ Cuba ở Hoa Kỳ là một bước xa hơn trong quá trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước," tuyên bố cho biết thêm, và nói rằng Đại sứ Cabanas và Tổng thống Obama đã thảo luận về tình trạng của mối quan hệ song phương này.

Washington hiện vẫn chưa bổ nhiệm Đại sứ của Mỹ tại Cuba.

Hai quốc gia này đã không có quan hệ ngoại giao chính thức kể từ năm 1961, hai năm sau khi cuộc cách mạng đã đưa cựu Chủ tịch Fidel Castro của Cuba lên nắm quyền.

Tố Quyên (lược dịch từ Reuters & Dailymail)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

88% người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng

Trong sách trắng đầu tiên về việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong thương mại điện tử tại Đông Nam Á, nền tảng thương mại điện tử Lazada cho biết, nghiên cứu mới của họ đã phát hiện ra phần lớn người tiêu dùng ở Đông Nam Á đang sử dụng AI để đưa ra quyết định mua hàng.

88 người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng
APEC phải kiên định với nguyên tắc nền tảng, vững bước hướng đến phát triển và thịnh vượng

Giáo sư kinh tế, người đứng đầu Cục Nghiên cứu Kinh tế Đông Á và Diễn đàn Đông Á tại Trường Chính sách Công Crawford thuộc Đại học Quốc gia Australia Peter Drysdale cho biết, trong thời điểm các nguyên tắc đa phương đang dần xa rời và chịu áp lực phân mảnh nền kinh tế toàn cầu, thách thức đối với Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là phải kiên định với các nguyên tắc nền tảng của APEC và đẩy lùi các xu hướng làm suy yếu tiềm năng phát triển và thịnh vượng trong khu vực.

APEC phải kiên định với nguyên tắc nền tảng, vững bước hướng đến phát triển và thịnh vượng
PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Return to top