Thế giới

Cuba lần đầu tiên tham gia hội nghị an ninh Caribbean với Mỹ

ClockThứ Tư, 13/01/2016 09:10
TTH.VN - Một phái đoàn từ Cuba sẽ lần đầu tiên tham gia một hội nghị an ninh thường niên khu vực Caribbean do Tư lệnh Bộ chỉ huy phương Nam của Mỹ đồng chủ trì, một quan chức cấp cao cho biết, mô tả sự tham gia này như một bước tiến quan trọng trong sự tan băng giữa hai cựu thù láng giềng Mỹ - Cuba, Sputnik sáng nay (13/1) đưa tin.

Tư lệnh Bộ chỉ huy khu vực Nam Mỹ - Tướng John Kelly. Ảnh: AFP.

Tư lệnh Bộ chỉ huy khu vực Nam Mỹ - Tướng John Kelly cho biết, Cuba đã chấp nhận lời mời để gửi một phái đoàn đến Hội nghị An ninh các nước Caribbean do Hoa Kỳ đồng tổ chức, là một động thái mang tính biểu tượng cao trong việc hợp tác quân sự giữa 2 nước đã bình thường hoá quan hệ từ cuối năm 2014.

"Chúng tôi đã bình thường quan hệ với nhau, bất kể chúng tôi có những khác biệt về chính trị thế nào đi nữa, thì chúng tôi vẫn có những mối quan tâm chung rất phổ biến," Tướng Kelly nói trong một cuộc phỏng vấn chỉ 2 ngày trước khi ông kết thúc nhiệm kỳ trên cương vị chỉ huy các hoạt động quân sự của Mỹ ở Nam bán cầu.

Hội nghị sẽ diễn ra trong 3 ngày, bắt đầu từ 27/1 tại Kingston, Jamaica, với sự tham gia của các quan chức an ninh và quân sự cấp cao dự kiến ​​từ 16 quốc gia Caribbean, cũng như Mỹ, Canada, Pháp, Hà Lan và Vương quốc Anh. Cuba chưa cho biết những ai sẽ được gửi đến hội nghị, và Chính phủ Cubacũng chưa đưa ra bình luận cụ thể nào. Venezuela, trong mối quan hệ lạnh nhạt với Washington, sẽ không có mặt ở hội nghị.

Trong quá khứ, hội nghị thường tập trung vào các nỗ lực hợp tác để chống lại nạn buôn bán ma túy cũng như việc buôn người và buôn lậu vũ khí. Không rõ liệu Cuba có tận dụng cơ hội này để một lần nữa kịch liệt phản đối sự hiện diện của căn cứ Hải quân Mỹ tại vịnh Guantanamo, Cuba.

Chính quyền Tổng thống Barack Obama cho biết họ muốn đóng cửa nhà tù quân sự Guantanamo, nơi đang giam giữ 103 tù nhân, nhưng nói rằng cuộc thảo luận về tương lai của cơ sở chiếm 117 kmvuông ở góc đông nam của Cuba, sẽ không được đưa ra trên bàn nghị sự.

Tướng Kerry tin rằng, cảng nước sâu này ở vùng Caribbean vẫn còn giá trị chiến lược, và ông muốn nó vẫn mở cửa ngay cả khi trung tâm giam giữ đóng cửa. Ông đề nghị có thể cùng điều hành cảng này với Cuba, cung cấp việc làm cho người dân địa phương cũng như đã làm trong thời gian qua. Tuy nhiên, vị tướng này cho biết đã không thảo luận vấn đề đó với bất cứ ai trong chính quyền Castro. "Điều đó sẽ không thích hợp," ông nói.

Bảo Nghi (lược dịch từ Sputnik & AP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top