Thế giới

Cuba thúc đẩy đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bán buôn và bán lẻ

ClockChủ Nhật, 04/09/2022 07:37
Cuba đặt mục tiêu thúc đẩy đầu tư nước ngoài để giúp khởi động cơ sở hạ tầng hiện có trong nước như nhà kho, khu công nghiệp, nhà máy.., hiện đang chưa phát huy được hiệu quả.

Cuba và Mỹ hợp tác xử lý môi trường sau thảm họa cháy kho dầuCuba cho phép nước ngoài đầu tư vào bán buôn, bán lẻ sau 60 năm

Người dân xếp hàng bên ngoài một cửa hàng ở Havana. (Nguồn: Reuters)

Ngày 3/9, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Kế hoạch Cuba Alejandro Gil đã cùng đại diện của nhiều tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài có trụ sở tại đảo quốc này phân tích về những khả năng đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, trong bối cảnh sau khi Cuba tuyên bố sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong hoạt động thương mại, nhiều đơn vị nước ngoài đã bày tỏ mong muốn khám phá phạm vi của cơ hội mới này.

Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Alejandro Gil nhấn mạnh Cuba đã bắt đầu quá trình kích hoạt lại nền kinh tế, vốn suy giảm mạnh trong 18 tháng trở lại đây do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và việc chính quyền thời Tổng thống Mỹ Donald Trump thắt chặt bao vây cấm vận.

Trong quá trình phục hồi này, Cuba nhận thấy nhu cầu hàng hóa và dịch vụ ngày càng tăng trong khi các tổ chức nhà nước và tư nhân của đảo quốc Caribe này chưa đủ khả năng sản xuất và cung ứng.

Chính phủ Cuba nhận định một trong những yêu cầu để tiến lên nhanh chóng là tăng nguồn cung bán buôn đầu vào và nguyên liệu thô.

Phó Thủ tướng Gil cũng cho biết Cuba đặt mục tiêu thúc đẩy đầu tư nước ngoài để giúp khởi động cơ sở hạ tầng hiện có trong nước như nhà kho, khu công nghiệp, nhà máy.., hiện đang chưa phát huy được hiệu quả do thiếu nguồn lực và tài chính.

Bộ trưởng Kinh tế và Kế hoạch Cuba bày tỏ mong muốn các nhà đầu tư nước ngoài đặt hàng hóa và vật tư trung gian của mình tại đảo quốc này, tận dụng công nghệ, kinh nghiệm và bí quyết của mình để cung cấp trực tiếp cho các tổ chức nhà nước và tư nhân của Cuba, để các đơn vị này không còn phụ thuộc vào nhập khẩu.

Người đứng đầu Bộ Kinh tế và Kế hoạch Cuba gợi ý các hoạt động kinh doanh có thể được thực hiện theo những phương thức đã được phê duyệt trong Luật Đầu tư nước ngoài, bao gồm cả liên doanh hoặc công ty có vốn hoàn toàn nước ngoài.

Ông Alejandro Gil cũng chỉ rõ các hoạt động đầu tư nước ngoài sẽ được triển khai bằng ngoại tệ, và do đó sản phẩm bán ra cũng sẽ bằng chính những loại tiền tệ tương ứng cả trên thị trường bán lẻ và bán buôn.

Phó Thủ tướng Cuba nhắc lại nước này vẫn kiên định mục tiêu vận hành nền kinh tế quốc gia vào một thời điểm thích hợp hoàn toàn bằng đồng peso Cuba (CUP), với tỷ giá hối đoái đảm bảo khả năng chuyển đổi của đồng nội tệ.

Diễn đàn doanh nghiệp về đầu tư nước ngoài trong thương mại còn có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Nội Thương Betsy Díaz và Bộ Giao thông Vận tải Eduardo Rodríguez, cùng Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài Ana Teresita González./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

35 doanh nghiệp được kết nối với nhà phân phối

Hội nghị kết nối cung cầu giữa Thừa Thiên Huế và các tỉnh, thành phố năm 2024 được Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế (Trung tâm) tổ chức ngày 17/9.

35 doanh nghiệp được kết nối với nhà phân phối
Ký kết bản ghi nhớ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

Chiều 27/8, UBND TX. Hương Thủy phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Quinn Hà Nội - Trung tâm Đào tạo INTRASE Huế (gọi tắt Công ty Quinn Hà Nội) tổ chức chương trình ký kết bản ghi nhớ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Chứng kiến lễ ký kết có ông Nguyễn Quang Tuấn, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; ông Đặng Hữu Phúc, TUV, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Ký kết bản ghi nhớ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài
Đón “đại bàng về làm tổ”

Khái niệm “đại bàng” để chỉ các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới và được nói nhiều nhất trong những năm gần đây, khi đại dịch COVID-19 khiến chuỗi sản xuất, cung ứng trên toàn cầu bị đứt gãy. Tình thế dẫn đến sự luân chuyển dòng vốn để tránh rủi ro và nhiều nước, trong đó có Việt Nam đã “dọn tổ đón đại bàng”. Chúng ta cũng thường được nghe nhiều về hình ảnh đại bàng tung cánh và biểu tượng đại bàng trong nhiều nền văn hóa đại diện cho sức mạnh, sự can đảm và tầm nhìn xa, trông rộng. Không có gì lạ, nếu như ở rừng sư tử được mệnh danh là chúa tể sơn lâm, ở biển có cá mập thì bầu trời chính là nơi đại bàng làm chủ.

Đón “đại bàng về làm tổ”
Để “con rồng” khu công nghiệp thức giấc

Ngoài đóng góp đáng kể vào ngân sách, giải quyết việc làm cho người dân địa phương, các khu kinh tế, công nghiệp (KKTCN) đang thu hút một lượng lớn doanh nghiệp FDI vào đầu tư, giúp khơi thông và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Đó là lý do trong thời gian gần đây, Thừa Thiên Huế đặc biệt quan tâm thu hút đầu tư vào các KKTCN.

Để “con rồng” khu công nghiệp thức giấc
Return to top