Thế giới

Đại dịch làm gián đoạn hi vọng về thương lai tốt đẹp của nhiều người

ClockChủ Nhật, 24/01/2021 14:48
TTH.VN - Lần thứ 3 cộng đồng quốc tế đánh dấu ngày quốc tế giáo dục (24/1), Tổng thư ký Liên Hiệp quốc Antonio Guterres đã bày tỏ sự trân trọng đối với sự kiên cường của học sinh, giáo viên và gia đình khi đối mặt với đại dịch COVID-19 - khủng hoảng y tế buộc hầu hết mọi trường học, viện nghiên cứu và trường đại học phải đóng cửa.

Hàn Quốc miễn phí giáo dục từ Tiểu học tới Trung học phổ thôngUNESCO: Cần đưa giáo viên vào diện ưu tiên tiêm vắcxin ngừa COVID-19Tuần lễ ASEAN thúc đẩy giao lưu thanh niên và chuyên gia Nga-ASEANBang lớn nhất của Australia lên kế hoạch đón 1.000 sinh viên quốc tế mỗi tuầnThái Lan: Bộ Giáo dục dự kiến tuyển dụng 10.000 giáo viên tiếng Anh bản ngữ

Đại dịch làm gián đoạn hi vọng về thương lai tốt đẹp của nhiều người. Ảnh minh họa: Reuters/Báo Dân tộc và Phát triển

Cụ thể, ông Antonio Guterres cho biết: “Khi giáo dục bị gián đoạn, nó sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Và tất cả chúng ta đều phải trả giá”. Lời nhận xét được đưa ra khi ông nhấn mạnh rằng giáo dục là nền tảng để mở rộng cơ hội, chuyển đổi nền kinh tế, chống lại sự ích kỷ, bảo vệ hành tinh của chúng ta và đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG). Mặc dù sự gián đoạn này có thể dẫn đến nhiều đổi mới trong quá trình học tập, song vấn đề này cũng làm tiêu tan hi vọng về một tương lai sáng lạn hơn cho nhóm dân số dễ bị tổn thương.

Ngăn chặn thảm họa thế hệ

Với suy nghĩ này, người đứng đầu Liên Hiệp quốc tuyên bố, khi thế giới đối đầu với đại dịch, giáo dục – với tư cách là quyền cơ bản và lợi ích công cộng toàn cầu cần phải được bảo vệ để ngăn chặn và phòng ngừa thảm họa thế hệ.

Đặc biệt là ngay cả trước khi đại dịch xảy ra và bùng phát, khoảng 258 triệu trẻ em và thanh thiếu niên đã không được đến trường đi học, trong đó phần lớn là trẻ em gái. Thật vậy, hơn một nửa số trẻ em 10 tuổi ở các nước thu nhập trung bình và thấp không được học về cách đọc một đoạn văn đơn giản.

“Năm 2021, chúng ta phải nắm bắt mọi cơ hội để xoay chuyển tình thế này. Chúng ta phải đảm bảo bổ sung đầy đủ cho Quỹ Đối tác toàn cầu về giáo dục và tăng cường hợp tác giáo dục toàn cầu”, Tổng thư Ký Antonio Guterres giải thích.

Theo đó, chúng ta phải đẩy mạnh nỗ lực để tái thiết lại giáo dục bao gồm đào tạo giáo viên, liên kết về phân chia kỹ thuật số và một lần nữa suy nghĩ về các chương trình giảng dạy để trang bị cho người học những kỹ năng cần thiết để phát triển và hướng đến thành công trong thế giới đang phát triển nhanh chóng của chúng ta. Chúng ta hãy cam kết thúc đẩy giáo dục cho tất cả mọi người, hôm nay và mọi ngày.

Trong một ý kiến có liên quan, ông Volkan Bozkir, Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp quốc khóa 75 cũng dành lời hoan nghênh các bậc phụ huynh đã làm hết sức mình để tạo điều kiện cho con cái tiếp tục con đường học tập tại nhà. Ngoài ra, ông cũng khẳng định rằng nếu Liên Hiệp quốc và cộng đồng quốc tế rộng lớn muốn đảm bảo giáo dục chất lượng, tổng thể và bình đẳng cho tất cả mọi người, tất cả phải xây dựng hệ thống giáo dục hòa nhập, có khả năng phục hồi và cho phép tất cả mọi người quay trở lại trường học. Để đạt được điều này, chúng ta phải đáp ứng nhu cầu của những người có nguy cơ bị bỏ lại phía sau, bao gồm trẻ em khuyết tật và những người sống trong khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột, cũng như 11 triệu trẻ em gái có nguy cơ không thể trở lại trường học.

Vào ngày 25/1 tới, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp quốc (UNESCO) sẽ đồng tổ chức một sự kiện, qua đó nhấn mạnh đây là lúc để tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế để đặt giáo dục và học tập suốt đời vào trung tâm của quá trình phục hồi và chuyển đổi, hướng tới các xã hội hòa nhập, an toàn và bền vững hơn.

Đan Lê (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

"Hòa vọng khúc ca"

Là chủ đề của chương trình giao lưu biểu diễn nghệ thuật của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế và Hiệp hội Âm nhạc Truyền thống Gyeonggi Hàn Quốc vào tối 21/11 tại Nhà hát Duyệt Thị Đường - Đại Nội Huế. Chương trình trong khuôn khổ Festival Huế Mùa đông 2024 và chào mừng kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.

Hòa vọng khúc ca
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Return to top