Thế giới

Đại dịch tái bùng phát đe dọa hy vọng mở lại nền kinh tế châu Á

ClockThứ Sáu, 17/07/2020 19:27
TTH - Sự tái bùng phát của đại dịch COVID-19 ở khu vực châu Á đang gây lo ngại trên khắp khu vực. Các quốc gia trước đó được ca ngợi kiểm soát được dịch bệnh đã phải đối mặt với một loạt các ca nhiễm mới, và một số quốc gia chưa kiểm soát được đợt bùng phát ban đầu đang trở lại giai đoạn phong toả khi số lượng ca nhiễm tăng đột biến.

Dịch Covid-19 bùng phát trở lại, nhiều nước tái áp đặt lệnh phong tỏaNhiều nước châu Âu tái phong toả địa phương khi dịch bùng phát trở lại

Người dân tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản) đeo khẩu trang để ngăn chặn dịch bệnh COVID-19. Ảnh minh họa: THX/ TTXVN

Đối với nhiều quốc gia, hy vọng cho sự trở lại nhanh chóng của trạng thái bình thường đang mờ đi, thay vào đó là nỗi lo ngại ngày càng tăng rằng, các doanh nghiệp mới mở cửa trở lại có thể phải đóng cửa một lần nữa, và các kế hoạch khôi phục đi lại xuyên biên giới có thể phải trì hoãn.

Ngày 16/7, Hồng Kông ghi nhận kỷ lục mới về số ca nhiễm COVID-19 trong ngày, với 67 trường hợp. Trung tâm tài chính châu Á đã trở lại cuộc sống bình thường trong vài tuần sau nhiều ngày không ghi nhận ca nhiễm mới, nhưng sự tái bùng phát đột ngột đã buộc các cơ quan chức năng phải áp dụng lại quy tắc giãn cách xã hội nghiêm ngặt trong tuần này.

Trong khi đó, Nhật Bản ghi nhận 610 ca nhiễm mới cùng ngày 16/7, lần đầu tiên vượt ngưỡng 500 ca kể từ giữa tháng 4. Tình hình tương tự được ghi nhận ở Australia, nơi đã đưa Victoria, tiểu bang đông dân thứ 2 của quốc gia này trở lại phong toả hồi tuần trước, sau khi một số cụm nhiễm mới xuất hiện. Nhiều tiểu bang ở Australia cũng tái áp dụng đóng cửa biên giới nội bộ.

"Tâm chấn" mới?

Hội Chữ thập đỏ cảnh báo, khu vực Nam Á đang trên đường trở thành "tâm chấn" tiếp theo của đại dịch trên thế giới. "Trong khi sự chú ý của thế giới tập trung vào cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Hoa Kỳ và Nam Mỹ, một cuộc khủng hoảng đồng thời đang nhanh chóng xuất hiện ở Nam Á. COVID-19 đang lây lan với tốc độ đáng báo động ở khu vực này, nơi sinh sống của một phần tư nhân loại", Hội Chữ thập đỏ lưu ý.

Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh đã ghi nhận tổng cộng hơn 1,4 triệu ca nhiễm và gần 33.000 ca tử vong. Tại Philippines, số ca nhiễm cũng tăng hơn gấp 3 lần lên hơn 61.000 ca, kể từ tháng 6. Các nhà chức trách có khả năng sẽ đưa 12 triệu người ở thủ đô Manila và các khu vực xung quanh trở lại các biện pháp phong toả vào cuối tháng này.

Ngay cả ở Thái Lan, quốc gia trải qua hơn 50 ngày không có trường hợp nào lây nhiễm trong cộng đồng, 2 ca bệnh nhập khẩu mới đã tiếp xúc với hàng trăm người, khiến Chính phủ Thái Lan trong tuần này phải tạm ngừng quy định miễn cách ly đối với một số người nước ngoài.

Theo ông Teo Yik Ying, Hiệu trưởng Trường Sức khỏe Cộng đồng Saw Swee Hock của Đại học Quốc gia Singapore, một cách tốt hơn để giảm thiểu rủi ro là tìm ra cách tốt nhất để xác định những hành khách nhiễm bệnh, chẳng hạn như thông qua xét nghiệm trước khi khởi hành và xét nghiệm thêm khi đến nơi.

"Đó là một hành động cân bằng khéo léo. Trên toàn cầu, tất cả chúng ta đều cố gắng làm cho cả nền kinh tế và sức khỏe đều không bị ảnh hưởng quá nhiều", ông Alex Cook, Phó Trưởng Khoa Nghiên cứu tại Trường Sức khỏe Cộng đồng Saw Swee Hock nói thêm.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Straits Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Return to top