Thế giới

Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar

ClockThứ Bảy, 27/02/2021 09:07
Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Đình Quý cho rằng, những diễn biến hiện nay ở Myanmar có hại cho sự ổn định, phát triển và lợi ích chính đáng của nhân dân Myanmar, kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, tránh các hành động làm gia tăng căng thẳng, tiến hành đối thoại hướng tới giải pháp thỏa đáng, phù hợp với Hiến pháp, luật pháp của Myanmar cũng như nguyện vọng và ý chí của nhân dân Myanmar.

Cố đô Bagan của Myanmar được công nhận là Di sản Thế giới của UNESCOLiên Hiệp quốc hỗ trợ xây dựng môi trường kinh doanh công bằng ở ASEANLiên Hiệp quốc kêu gọi chấm dứt chiến dịch quân sự ở Myanmar nhắm vào người RohingyaMyanmar: Động thái của Liên Hiệp quốc có thể gây tổn hại các cuộc đàm phán với BangladeshGia tăng tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em Rohingya

Ông Đặng Đình Quý - Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc

Đại sứ nêu tầm quan trọng của việc tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình dân chủ, bảo đảm sự an toàn, tiếp cận nhân đạo và các dịch vụ thiết yếu cho người dân Myanmar, nhất là những người dễ bị tổn thương và bày tỏ, Việt Nam mong muốn Myanmar sớm ổn định, vì sự phát triển của chính Myanmar, vì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN.

Đại sứ nhấn mạnh, cộng đồng quốc tế cần hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi dân chủ ở Myanmar, tôn trọng các nguyên tắc độc lập, chủ quyền quốc gia và không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, khẳng định, Việt Nam ủng hộ nỗ lực và vai trò trung gian của Đặc phái viên của Tổng Thư ký về Myanmar, khuyến khích sự phối hợp giữa Đặc phái viên với ASEAN nhằm ổn định tình hình ở Myanmar.

Về vai trò của ASEAN, Đại sứ Đặng Đình Quý khẳng định, ASEAN tiếp tục ủng hộ các nỗ lực của Myanmar nhằm mang lại hòa bình, ổn định, thượng tôn pháp luật, thúc đẩy hòa hợp và hòa giải, cũng như đảm bảo sự phát triển bền vững ở Myanmar. Đại sứ chia sẻ các nỗ lực ASEAN đã và đang thúc đẩy, trong đó có việc Chủ tịch ASEAN đã ra Tuyên bố về vấn đề này. Đồng thời, kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ các nỗ lực của ASEAN, cho rằng, tất cả các biện pháp phải bổ sung cho nhau nhằm ngăn ngừa nguy cơ bạo lực; bất kỳ biện pháp nào cũng cần được xem xét và đánh giá cẩn trọng, nhất là khi hàng triệu người ở Myanmar đang phải gánh chịu hậu quả kinh tế của đại dịch COVID-19; các cuộc đối thoại và các biện pháp xây dựng lòng tin phải đặt con người làm trung tâm.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam

Sáng 2/11 tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh diễn ra Giải tennis kỷ niệm 78 năm Ngày pháp luật Việt Nam (9/11/1946 - 9/11/2024). Đến dự lễ khai mạc có ông Nguyễn Văn Phước, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh và ông Nguyễn Đình Huy, Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV Huy Thịnh - đơn vị tài trợ chính giải đấu.

Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam
Return to top