ClockChủ Nhật, 07/07/2019 09:58

Cố đô Bagan của Myanmar được công nhận là Di sản Thế giới của UNESCO

TTH.VN - Hôm qua (6/7), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp quốc (UNESCO) vừa chính thức ghi tên cố đô huyền bí Bagan của Myanmar vào danh sách Di sản Thế giới, gần một phần tư thế kỷ kể từ khi khu phức hợp các ngôi chùa Phật giáo này được đề cử lần đầu tiên, tin từ Reuters cho hay.

ASEAN trên con đường tham vọng có nhiều di sản thế giới9 học viện Nho giáo Hàn Quốc được đề nghị vào danh sách Di sản Thế giới UNESCOGoogle Arts & Culture dành 60 giây giới thiệu về lăng vua Tự Đức

Thành cổ Bagan của Myanmar vừa được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Ảnh: Global Travel

Quyết định công nhận tầm quan trọng của địa điểm này ở Myanmar, bao gồm hơn 3.500 bảo tháp, đền thờ, tu viện và các công trình khác được xây dựng từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13, có thể sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ngành du lịch nước này. Đề xuất của Myanmar về việc đưa địa danh vày vào danh sách Di sản Thế giới đã được chấp thuận tại cuộc họp của UNESCO đang diễn ra ở ở Baku, Azerbaijan.

Hội đồng Di tích và Di chỉ Quốc tế nhấn mạnh rằng Myanmar đã thông qua luật di sản mới và đã hình thành kế hoạch để giảm tác động của các khách sạn và sự phát triển du lịch quanh khu vực này. Myanmar cũng đã thay đổi một số "can thiệp bảo tồn không phù hợp", khi Bagan có vai trò rất quan trọng vì ý nghĩa lịch sử của nó và là nơi thờ phượng Phật giáo.

Bagan lần đầu tiên được đề cử vào danh sách Di sản Thế giới vào năm 1995, nhưng chính quyền Myanmar vào thời điểm đó bị cáo buộc đã phớt lờ lời khuyên của các chuyên gia về các nỗ lực phục hồi và đề cử đã bị từ chối. Ngoài ra, động đất cũng đã làm hư hỏng một số công trình kiến ​​trúc cổ, gần đây nhất là vào năm 2016 khi gần 200 ngôi đền bị hư hại bởi trận động đất 6,8 độ richter.

Sau đó, Myanmar đã đổi mới các nỗ lực để đưa địa điểm này vào danh sách Di sản của UNESCO bắt đầu vào năm 2011. "Bagan là di sản sống, đã đối mặt với mọi kiểu thách thức trong hơn 1.000 năm", nhà ngoại giao Myanmar Kyaw Zeya – đại diện cho phái đoàn Myanmar tại cuộc họp ở Baku phát biểu. Ông cũng khẳng định nước này sẽ tiếp tục các nỗ lực bảo tồn và quản lý Bagan để di sản quý giá này tồn tại thêm 1.000 năm nữa.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ ANN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

UNESCO nhấn mạnh tác hại của truyền thông xã hội đối với bé gái

Theo báo cáo Giám sát Toàn cầu về Giáo dục (GEM) mới nhất vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) công bố, các công nghệ kỹ thuật số và phần mềm dựa trên thuật toán - đặc biệt là phương tiện truyền thông xã hội - khiến các bé gái có nguy cơ cao bị xâm phạm quyền riêng tư, bắt nạt trên mạng và mất tập trung trong việc học tập.

UNESCO nhấn mạnh tác hại của truyền thông xã hội đối với bé gái
UNESCO bổ sung 18 địa điểm mới vào Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu

Trong cuộc họp lần thứ 219 vừa được tổ chức tại Paris (Pháp), Ban điều hành của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã thông qua việc bổ sung 18 địa điểm mới vào Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO, nâng tổng số công viên địa chất toàn cầu lên 213, thuộc 48 quốc gia trên khắp thế giới.

UNESCO bổ sung 18 địa điểm mới vào Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu
Brussels đệ trình UNESCO công nhận 2 di sản văn hóa phi vật thể

Thủ đô Brussels của Bỉ đang tìm cách bảo vệ 2 văn hóa truyền thống lịch sử gồm nghệ thuật múa rối và một tấm thảm hoa rộng 1.680m2 được trưng bày 2 năm một lần trước tòa thị chính thủ đô Brussels, bằng cách đệ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

Brussels đệ trình UNESCO công nhận 2 di sản văn hóa phi vật thể
Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO

Với 65 danh hiệu được UNESCO ghi danh, trải rộng trên tất cả 63 tỉnh, thành phố, Việt Nam tiếp tục thể hiện đóng góp có trách nhiệm vào việc làm phong phú, bảo vệ và phát huy kho tàng văn hóa nhân loại.

Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO
Return to top