Thế giới

Đàm phán thương mại cấp cao Mỹ-Trung: Lạc quan thận trọng

ClockThứ Sáu, 11/10/2019 10:59
Ngày 10/10, tại Thủ đô Washington DC, Mỹ và Trung Quốc đã chính thức bước vào vòng đàm phán thương mại cấp cao thứ 13, dự kiến diễn ra trong 2 ngày nhằm giảm nhẹ các hành động thù địch trong cuộc chiến thương mại kéo dài 18 tháng qua.

Mỹ, Trung Quốc sẽ bắt đầu vòng đàm phán thương mại mới nhất vào ngày 10/10Đàm phán thương mại cấp cao Mỹ-Trung sẽ nối lại vào tuần tớiMỹ bỏ thuế nhập khẩu đối với hơn 400 mặt hàng Trung QuốcMỹ, Trung Quốc nối lại đàm phán thương mạiPhái đoàn Trung Quốc sang Mỹ chuẩn bị cho các cuộc đàm phán thương mạiMỹ-Trung xúc tiến cuộc gặp chuẩn bị cho vòng đàm phán thương mại mới

Cả hai phía đang phát đi tín hiệu lạc quan thận trọng về khả năng đạt được thỏa thuận một phần, qua đó dẫn đến việc tạm thời đình chỉ tăng thuế lên hàng hóa nhập khẩu của nhau.

Phó Thủ tướng Lưu Hạc dẫn đầu phái đoàn quan chức cấp cao Trung Quốc đã có mặt tại Văn phòng Đại diện thương mại vào khoảng 9 giờ sáng (giờ địa phương). Các cuộc thảo luận giữa hai bên đã kéo dài sang quá buổi trưa và sau đó phái đoàn quan chức Trung Quốc, bao gồm Thống đốc Ngân hàng Trung ương Dịch Cương đã rời đi.

Sáng sớm cùng ngày, trên trang Twitter cá nhân, Tổng thống Donald Trump cho biết, ông có kế hoạch gặp Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc tại Nhà Trắng trong ngày 11/10 (giờ địa phương). Ông Donald Trump cho rằng, đây là một ngày lớn của các cuộc đàm phán với Trung Quốc và Bắc Kinh muốn đạt được một thỏa thuận.

Đại diện Thương mại Mỹ (giữa) và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (phải) tại Thượng Hải ngày 31/7. Ảnh: AFP

Phát biểu với báo giới trước khi bước vào đàm phán, ông Lưu Hạc nói rằng phía Trung Quốc đến Washington lần này với sự chân thành lớn và sẵn sàng trao đổi với Mỹ về những vấn đề cùng quan tâm, chẳng hạn cân bằng thương mại, tiếp cận thị trường, bảo vệ nhà đầu tư và thúc đẩy sự tiến triển tích cực trong các cuộc đàm phán.Bình luận của Tổng thống Donald Trump về cuộc gặp với Phó Thủ tướng Lưu Hạc trái ngược với nguồn tin trước đó đăng trên tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, nói rằng hai bên đã không đạt được tiến bộ trong các cuộc đàm phán cấp Phó Trưởng đoàn diễn ra đầu tuần này và ông Lưu Hạc có kế hoạch cắt ngắn chuyến tham vấn thương mại lần này tại Mỹ.

Về phần mình, ông Myron Brilliant, Phó Chủ tịch điều hành và là người đứng đầu bộ phận phụ trách các vấn đề quốc tế của Phòng Thương mại Mỹ nhận định, các nhà đàm phán hai bên đang cố gắng tìm kiếm một con đường nhằm hướng tới một thỏa thuận lớn hơn.

Thậm chí, ông Brilliant tin tưởng khả năng hai bên đạt được một thỏa thuận về tiền tệ trong tuần này và dẫn đến việc Chính quyền Tổng thống Donald Trump quyết định ngừng tăng thuế lên 30%, từ mức 25% hiện hành, đối với 250 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào ngày 15/10 tới như đã tuyên bố trước đó.

Trong phiên giao dịch ngày 10/10, các chỉ số cơ bản trên thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng điểm, do giới đầu tư tỏ ra lạc quan về khả năng các cuộc đàm phán lần này sẽ ít nhất đạt được thỏa thuận ngưng chiến một phần. Cụ thể, với chỉ số S&P 500 tăng 0,65% và chỉ số Nasdaq tăng 0,6%.

Các cuộc gặp lần trước giữa Phó Thủ tướng Lưu Hạc và Tổng thống Donald Trump trong năm nay đã mang lại tiến triển tích cực về thương mại. Chẳng hạn, sau cuộc gặp vào tháng Giêng, Trung Quốc đã tăng lượng đậu tương nhập khẩu từ Mỹ. Tiếp đó, cuộc gặp vào tháng 2 đã mang lại thành quả là trì hoãn tăng thuế nhập khẩu hàng hóa.

Tuy nhiên, những căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã lên tới đỉnh điểm vào đầu tuần này. Bộ Thương mại Mỹ liệt 28 thực thể Trung Quốc vào “danh sách đen” về thương mại, cáo buộc những tổ chức này có hành vi vi phạm nhân quyền nhằm vào các cộng đồng người Hồi giáo thiểu số ở Tân Cương.

Bộ Ngoại giao Mỹ cũng tuyên bố áp đặt hạn chế thị thực nhập cảnh đối với các quan chức Trung Quốc có liên quan. Phản ứng trước các động thái liên tiếp của Mỹ, phía Trung Quốc tuyên bố sẽ thực thi các biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền, các lợi ích an ninh quốc gia của mình và rất có thể sẽ thực thi biện pháp đáp trả nhằm chống lại “danh sách đen” của Bộ Thương mại Mỹ.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top