Thế giới

Đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu giảm một nửa trong năm 2020

ClockThứ Tư, 28/10/2020 20:22
TTH - Tờ Reuters dẫn thông tin của Liên Hiệp Quốc cho biết, so với cùng kỳ năm 2019, mức đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu (FDI) ghi nhận trong nửa đầu năm 2020 giảm đến 49% và nhiều khả năng có thể sẽ giảm 40% trong cả năm nay do lo ngại đợt suy thoái sâu.

Đại dịch ngày càng thu hẹp cơ hội việc làm của phụ nữTổng Thư ký Liên hợp quốc quan ngại tiến trình xóa bỏ vũ khí hạt nhân bị đẩy lùi

Đầu tư FDI toàn cầu trong nửa năm giảm 49%, dự kiến cả năm 2020 sẽ ghi nhận mức giảm 40%. Ảnh minh họa: Diacron/baoquocte.vn
 

Cụ thể, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào các nền kinh tế châu Âu lần đầu tiên ghi nhận mức giảm tiêu cực, trong đó đã giảm từ 202 tỷ USD xuống còn -7 tỷ USD. Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cho biết thêm, dòng chảy của vốn đầu tư nước ngoài vào Mỹ đã giảm 61% xuống còn 51 tỷ USD. Ngoài ra, FDI toàn cầu cũng ghi nhận mức giảm xuống còn 399 tỷ USD khi các công ty đa quốc gia hoãn tiến trình đầu tư của mình để bảo toàn tiền mặt.

Nhận định về vấn đề này, James Zhan - Giám đốc bộ phận đầu tư và doanh nghiệp của UNCTAD trả lời trong một buổi họp báo rằng: “Dòng vốn FDI toàn cầu trong nửa đầu năm nay đã giảm gần một nửa… Mức giảm này thậm chí còn sâu hơn so với những gì chúng tôi dự đoán cho cả năm 2020”.

Cũng theo Giám đốc James Zhan, dòng vốn FDI dự kiến sẽ giảm từ 30% - 40% trong năm nay, sau đó sẽ giảm “vừa phải” ở mức từ 5% - 10% trong năm 2021.

Các số liệu bao gồm các thương vụ mua bán và sát nhập xuyên biên giới, các dự án đầu tư mới vào GI (greenfield investment), cũng như các giao dịch dự án tài chính.

Bản báo cáo của cơ quan Liên Hiệp Quốc cũng chỉ ra rằng các nước công nghiệp hóa, thường chiếm khoảng 80% giao dịch toàn cầu là những đơn vị chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với dòng chảy của vốn giảm xuống còn 98 tỷ USD – mức vốn ghi nhận trong năm 1994.

Trong số các nước nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn vào năm 2019, dòng chảy của vốn hiện giảm mạnh nhất ở Italy, Mỹ, Brazil và Australia.

Tuy nhiên, dòng vốn đổ vào Trung Quốc vẫn tương đối ổn định. Nói một cách rõ hơn, trong nửa đầu năm, mức giảm về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ghi nhận ở nước này rất khiêm tốn và theo số liệu mới nhất, tính chung trong 9 tháng đầu năm nay, lượng FDI vào Trung Quốc đã tăng 2,5%. Được biết, hầu hết đầu tư FDI vào Trung Quốc là vào các dịch vụ thương mại điện tử, dịch vụ công nghệ chuyên biệt và nghiên cứu, phát triển.

Nhìn chung, triển vọng toàn cầu vẫn rất không chắc chắn với những câu hỏi vẫn chưa được trả lời về thời gian kéo dài của đại dịch và hiệu quả của phản ứng chính sách.

Tốc độ suy giảm ở các nền kinh tế đang phát triển dự kiến sẽ chững lại, nhờ vào những dấu hiệu phục hồi sắp xảy ra ở Đông Á. Tuy nhiên, suy giảm tăng trưởng ở nền kinh tế toàn cầu vẫn sẽ tiếp tục. Hiện tại, giá trị FDI đầu tư vào các dự án trên khắp thế giới tương đương 42% GDP toàn cầu hằng năm, Giám đốc James Zhan cho hay.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Reuters & UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế

Để đảm bảo Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế được thực hiện đầy đủ các hạng mục theo quy mô đầu tư được duyệt, hoàn thành tất cả mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay, UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư DA với thời gian thực hiện đến ngày 31/12/2025.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế
Return to top