Thế giới

Địa Trung Hải trở thành "điểm nóng cháy rừng"

ClockThứ Năm, 05/08/2021 10:12
TTH.VN - Địa Trung Hải đã trở thành một “điểm nóng cháy rừng”. Các đám cháy rừng hoành hành khắp Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ… khiến nhiều khu rừng và nhà cửa bị phá huỷ, hàng nghìn người phải sơ tán, và đe doạ đến một nhà máy điện than.

Cháy rừng hoành hành khắp Nam ÂuCháy rừng đe dọa xóa sổ hòn đảo du lịch được xếp hạng di sản thế giới của AustraliaMiền Tây nước Mỹ: 50% lượng ô nhiễm do cháy rừng gây raMỹ, Canada: Thêm nhiều người dân phải sơ tán do cháy rừng

Cháy rừng nghiêm trọng ở Hy Lạp. Ảnh: AFP/TTXVN

Các đám cháy xảy ra khi các nước Nam Âu trải qua một đợt nắng nóng dữ dội, với một số nơi ở Hy Lạp ghi nhận nhiệt độ lên đến trên 46 độ C. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang phải hứng chịu những trận hỏa hoạn nghiêm trọng nhất từng được ghi nhận và một đợt nắng nóng gay gắt, gây ra nguy cơ cao về hỏa hoạn và ô nhiễm khói quanh khu vực, một nhà giám sát khí quyển của Liên minh châu Âu cho biết hôm qua (4/8).

Theo các nhà khoa học, biến đổi khí hậu do con người gây ra đang làm cho các đợt nắng nóng xảy ra nhiều hơn và nghiêm trọng hơn. Dịch vụ Giám sát Khí quyển Copernicus (CAMS) của EU cho rằng điều kiện khô nóng càng làm tăng thêm nguy cơ cháy, mặc dù chỉ nhiệt độ cao không trực tiếp gây ra cháy rừng vì phải cần có nguồn gây cháy.

CAMS theo dõi các đám cháy rừng thông qua vệ tinh và các báo cáo quan sát trên mặt đất, đồng thời cho biết lượng khí thải và cường độ của các đám cháy rừng đang gia tăng nhanh chóng ở Thổ Nhĩ Kỳ và miền Nam nước Ý.

Ở Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ số đo cường độ cháy chính – “công suất bức xạ lửa”, đo năng lượng sinh ra từ việc cháy cây cối và các vật chất khác, đang đạt giá trị hàng ngày cao nhất kể từ khi dữ liệu bắt đầu được ghi nhận vào năm 2003.

Cũng theo CAMS, khói từ các đám cháy ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ có thể nhìn thấy rõ ràng trong các bức ảnh vệ tinh của khu vực và quy mô nghiêm trọng của chúng đã gây ra tình trạng ô nhiễm vật chất dạng hạt ở mức độ cao tại khu vực Đông Địa Trung Hải.

Đáng lo ngại, việc tiếp xúc liên tục với ô nhiễm vật chất dạng hạt có liên quan đến các bệnh tim mạch và ung thư phổi.

Nhà khoa học cấp cao Mark Parrington của Copernicus cho biết: “Điều đặc biệt quan trọng là phải theo dõi chặt chẽ những đám cháy cường độ cao này vì khói mà chúng thải ra có thể tác động đến chất lượng không khí cục bộ và gió giật”.

Trong khi đó tại Hy Lạp, nhiệt độ cao trên 40 độ C và gió mạnh đã thổi bùng hơn 150 vụ cháy rừng ở các khu vực khác nhau trên cả nước trong những ngày gần đây, làm trầm trọng thêm tình trạng hỏa hoạn ở Thổ Nhĩ Kỳ và các vùng khác trên Địa Trung Hải.

Các nhà chức trách Hy Lạp hôm qua đã phải yêu cầu nhiều du khách và người dân ở Peloponnese sơ tán khi các đám cháy rừng ngày càng lan rộng.

Theo Reuters, hàng chục ngôi làng đã bị thiêu hủy gần địa điểm khảo cổ ở miền tây Peloponnese, nơi tổ chức Thế vận hội Olympic cổ đại, và khoảng 160 lính cứu hỏa, với máy bay ném bom nước đã phải vật lộn để cứu các di tích cổ.

Địa điểm này, nơi ngọn lửa Olympic bắt đầu hành trình đến thành phố đăng cai Thế vận hội hiện đại, là một trong những điểm đến thu hút khách du lịch nhất của Hy Lạp. Nơi đây cũng từng bị đe dọa bởi một vụ cháy rừng nghiêm trọng hồi năm 2007.

Ngoài Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ thì Italy, Albania, Morocco, Bắc Macedonia và Lebanon đều đã phải đối mặt với các vụ cháy rừng kể từ cuối tháng 7/2021. Ủy ban châu Âu hôm 4/8 cho biết đã huy động máy bay cứu hỏa, trực thăng và lính cứu hỏa để hỗ trợ các quốc gia này đối phó với “giặc lửa”.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát thải từ giới siêu giàu trong 90 phút còn cao hơn trong cả đời người bình thường

Theo báo cáo mới được công bố hôm nay (28/10) của Oxfam - tổ chức toàn cầu đấu tranh chống bất bình đẳng để chấm dứt đói nghèo và bất công, lượng CO2 trung bình mà 50 tỷ phú giàu nhất thế giới thải ra thông qua các khoản đầu tư, máy bay phản lực tư nhân và du thuyền của họ trong 90 phút còn cao hơn cả lượng phát thải mà một người bình thường thải ra trong suốt cả cuộc đời.

Phát thải từ giới siêu giàu trong 90 phút còn cao hơn trong cả đời người bình thường
Lượng khí thải carbon từ cháy rừng toàn cầu tăng 60% trong 20 năm

Tờ Bloomberg ngày hôm nay (18/10) có bài viết cho hay, lượng khí thải carbon dioxide (CO2) từ các vụ cháy rừng đã tăng 60% trên toàn cầu kể từ năm 2001, trong bối cảnh ngày càng có nhiều đám cháy lớn hơn bùng phát ở những khu vực nóng lên nhanh chóng bên ngoài vùng nhiệt đới.

Lượng khí thải carbon từ cháy rừng toàn cầu tăng 60 trong 20 năm
Return to top