Thế giới

Dịch COVID-19 ở Ấn Độ ngày càng nguy cấp, Mỹ tăng tốc viện trợ

ClockChủ Nhật, 25/04/2021 15:38
TTH.VN - Reuters ngày 25/4 dẫn lời một phát ngôn viên Nhà Trắng cho biết Mỹ đang rất lo ngại trước sự gia tăng nghiêm trọng các ca nhiễm COVID-19 ở Ấn Độ và sẽ tăng tốc các nỗ lực để hỗ trợ thêm cho chính phủ Ấn Độ và các nhân viên chăm sóc sức khỏe.

COVID-19: Ấn Độ ghi nhận kỷ lục mới về số ca tử vong hàng ngàyẤn Độ thực thi một loạt biện pháp đối phó số ca Covid-19 tăng nhanhẤn Độ vượt Brazil, trở thành nước có số ca nhiễm cao thứ 2 thế giớiẤn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biến

Một bệnh nhân tử vong vì COVID-19 ở New Delhi, Ấn Độ ngày 23/4/2021. Ảnh: Reuters/Tuoitre

"Chúng tôi đang tích cực đối thoại ở cấp cao và có kế hoạch nhanh chóng triển khai hỗ trợ thêm cho chính phủ và các nhân viên chăm sóc sức khỏe của Ấn Độ trong bối cảnh họ đang phải chống chọi với đợt bùng phát nghiêm trọng mới nhất này", nữ phát ngôn viên Nhà Trắng nói rõ.

Washington đang chịu áp lực ngày càng tăng phải hành động nhiều hơn nữa để giúp Ấn Độ, nền dân chủ lớn nhất thế giới và là đồng minh chiến lược của Mỹ, khi nước này phải vật lộn với sự gia tăng kỷ lục số ca nhiễm COVID-19.

Trước đó, phòng Thương mại Mỹ đã kêu gọi chính quyền Tổng thống Biden xuất xưởng hàng triệu liều vaccine AstraZeneca được lưu trữ để vận chuyển đến Ấn Độ, Brazil và các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề khác.

Theo số liệu từ Bộ Y tế Ấn Độ, nước này đang chứng kiến số ca mắc COVID-19 hằng ngày tăng cao kỷ lục với 349.691 ca trong ngày 25/4, đưa tổng số ca nhiễm trên toàn quốc đến nay lên 16,96 triệu ca, trong đó có 192.311 ca tử vong. Chính phủ Ấn Độ đã phải triển khai máy bay quân sự và tàu hỏa để vận chuyển nguồn cung oxy khẩn cấp đến Delhi để cung cấp cho các bệnh viện.

Ông Ashish Jha, Hiệu trưởng Đại học Brown, cảnh báo rằng đất nước 1,3 tỷ dân này đang đứng trên bờ vực của một thảm họa nhân đạo. Ông cho biết có hơn 2.000 người  tử vong hàng ngày vì COVID-19, nhưng hầu hết các chuyên gia ước tính rằng con số thực sự cao gấp 5 đến 10 lần mức đó.

Người phát ngôn của Đại sứ quán Ấn Độ ở Washington tiết lộ rằng quan chức 2 nước đang phối hợp ở nhiều cấp độ khác nhau nhằm đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào và linh kiện từ các công ty Mỹ cho quá trình sản xuất vaccine COVID-19 ở Ấn Độ. Theo ông, điều quan trọng là phải làm việc cùng nhau để xác định cách khắc phục những điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng y tế và xúc tiến các nỗ lực tiêm chủng đang diễn ra.

Ấn Độ cũng kêu gọi Washington hỗ trợ oxy, các bộ dụng cụ xét nghiệm và thiết bị bảo hộ cá nhân chất lượng cao, cũng như các loại thuốc điều trị cho bệnh nhân COVID-19. 

Trong khi đó, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki hôm 23/4 cho biết, các quan chức Mỹ và Ấn Độ đang làm việc để tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng, nhưng không đưa ra lịch trình hỗ trợ cụ thể. Được biết, Mỹ đã cung cấp cho Ấn Độ khoảng 1,4 tỷ USD hỗ trợ y tế, vật tư cứu trợ khẩn cấp và đào tạo về đại dịch cho giới chức y tế địa phương của nước này.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả

Xây dựng chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh và vận hành doanh nghiệp (DN) hiệu quả là nội dung khóa đạo tạo được Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tổ chức trong 2 ngày 22 và 23/11.

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top