Thế giới
Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3):

Định hình tương lai bình đẳng hơn trong thế giới COVID-19

ClockChủ Nhật, 07/03/2021 18:17
TTH - LHQ cho rằng, cuộc khủng hoảng y tế này đã làm nổi bật cả trọng tâm những đóng góp của phụ nữ lẫn những gánh nặng không cân xứng mà họ phải gánh chịu.

Dịp 8/3, miễn vé khi phụ nữ mặc áo dài tham quan di tíchNhiều hoạt động kỉ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3

Phụ nữ đứng ở tuyến đầu trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Theo trang web của Liên Hiệp quốc (LHQ), phụ nữ đứng ở tuyến đầu trong cuộc khủng hoảng COVID-19, với tư cách là những nhân viên y tế, người chăm sóc, các nhà đổi mới, những nhà tổ chức cộng đồng, và nằm trong số những nhà lãnh đạo quốc gia mẫu mực và hiệu quả nhất trong nỗ lực chống lại đại dịch toàn cầu.

LHQ cho rằng, cuộc khủng hoảng y tế này đã làm nổi bật cả trọng tâm những đóng góp của phụ nữ lẫn những gánh nặng không cân xứng mà họ phải gánh chịu.

Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) năm nay được tổ chức với chủ đề: "Hành trình Phụ nữ trong lãnh đạo: Xây dựng tương lai bình đẳng mới trong thế giới COVID-19", nhằm tôn vinh những nỗ lực to lớn của phụ nữ và trẻ em gái trên khắp thế giới trong việc định hình một tương lai và sự phục hồi bình đẳng hơn từ đại dịch COVID-19.

Chủ đề này cũng phù hợp với chủ đề ưu tiên của Phiên họp lần thứ 65 của Ủy ban về địa vị của phụ nữ (CSW) là: "Phụ nữ trong cuộc sống chung, sự tham gia bình đẳng trong việc đưa ra quyết định"; và Chiến dịch bình đẳng thế hệ, trong đó kêu gọi quyền đưa ra quyết định của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, được trả công bình đẳng, chia sẻ bình đẳng những công việc chăm sóc không lương và công việc gia đình, cũng như sự chấm dứt của mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đáp ứng nhu cầu của họ.

Đáng chú ý, Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) là thời điểm để phản ánh những tiến bộ đã đạt được, đồng thời kêu gọi sự thay đổi và tôn vinh những hành động dũng cảm, sự quyết tâm của những người phụ nữ bình thường, những người đã và đang đóng một vai trò phi thường trong lịch sử của quốc gia và cộng đồng của họ.

Bên cạnh đó, LHQ cũng nhấn mạnh rằng, thế giới đã có những bước tiến chưa từng có, nhưng chưa có quốc gia nào đạt được bình đẳng giới. Ngoài ra, các hạn chế pháp lý đã ngăn cản 2,7 tỷ phụ nữ tiếp cận với sự lựa chọn công việc giống như của nam giới. Gần 60% phụ nữ trên thế giới làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức, với thu nhập ít hơn, tiết kiệm ít hơn, có nhiều nguy cơ rơi vào cảnh nghèo đói hơn. Trên toàn cầu, phụ nữ kiếm được ít hơn 23% so với nam giới. Trong khi đó, cứ 3 phụ nữ thì có 1 người phải đối mặt với tình trạng bạo lực trên cơ sở giới.

Trong một động thái liên quan trước đó vào ngày 5/3, Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) công bố, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội trên toàn thế giới đã đạt hơn 25% vào năm ngoái, đây là mức cao nhất từng được ghi nhận trong lịch sử, dù vậy, tỷ lệ này vẫn còn cách xa mục tiêu bình đẳng giới.

Qua đó, LHQ kêu gọi biến năm 2021 thành một năm có giá trị đối với phụ nữ và trẻ em gái ở khắp mọi nơi trên thế giới.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ un.org)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhận diện bạo lực giới và hướng đến sự bình đẳng

Nhiều người, nhất là các chị em phụ nữ có khi vẫn chưa nhận ra được mình đang hoặc đã từng bị bạo lực giới, dù ở mức độ ít hay nhiều, nặng hay nhẹ. Một khi nhận diện được vấn đề này, phụ nữ hay trẻ em gái mới có thể phát huy và thúc đẩy bình đẳng trong cuộc sống.

Nhận diện bạo lực giới và hướng đến sự bình đẳng
Châu Á - Thái Bình Dương: Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với tăng trưởng, cơ sở hạ tầng và sinh kế ở châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, khu vực này có thể cải thiện khả năng bảo vệ tài chính trước các rủi ro khí hậu nghiêm trọng và hỗ trợ phát triển bền vững bằng cách giải quyết các khoảng cách về khả năng chi trả bảo hiểm, khả năng tiếp cận và nhận thức.

Châu Á - Thái Bình Dương Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương
Return to top