Thế giới

Đoàn kết để tái sinh cộng đồng kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

ClockThứ Hai, 23/11/2020 20:27
TTH - Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang kêu gọi các nền kinh tế thành viên APEC hành động cùng nhau để vượt qua đại dịch COVID-19, tiếp tục triển khai một tầm nhìn mạnh mẽ, thể hiện cam kết tập thể của các thành viên APEC đối với hợp tác quốc tế, xem đó như là khuôn khổ cho sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế bền vững của khu vực.

Điều hướng xây dựng chuỗi cung ứng châu Á hậu đại dịch COVID-19Indonesia kì vọng Hiệp định RCEP có thể được ký bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN 37IMF: Nền kinh tế châu Á năm 2020 sẽ giảm tăng trưởng nhiều hơn so với dự báo

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương chiếm hơn 30% GDP toàn cầu. Ảnh minh họa: Tapchidoanhnghiep.net.vn

Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC) Dato Rohana Tan Sri Mahmood thông tin: “Đây là những thời điểm chưa từng có, đòi hỏi những phản ứng táo bạo. Thế giới phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế và sức khỏe trầm trọng nhất trong 100 năm. Những thách thức này đòi hỏi sự hợp tác, phối hợp và cả cộng tác. ABAC kêu gọi một Khu vực Thương mại Tự do châu Á – Thái Bình Dương, những giá trị định hướng trong năm nay về hội nhập, đổi mới và hòa nhập sẽ là yếu tố then chốt để phục hồi. Chúng ta muốn có một khu vực cùng chia sẻ những thách thức chung. Một khu vực coi trọng những kết nối - bao gồm thương mại và đầu tư tự do, cởi mở một nền kinh tế kỹ thuật số năng động; những hàng xóm láng giềng giúp đỡ nhau lúc cần thiết, tôn trọng sự khác biệt và cam kết hòa nhập bình đẳng hơn”.

Cụ thể, về dài hạn, ABAC đã và đang tập trung vào 3 lĩnh vực chính. Thứ nhất, hội nhập kinh tế là nền tảng của APEC trong 1/4 thế kỷ và đây tiếp tục sẽ là nền tảng để tăng trưởng trở lại. Điều này có nghĩa là xây dựng nền tảng cho một Khu vực Thương mại Tự do châu Á – Thái Bình Dương và ủng hộ hệ thống thương mại đa phương dựa trên quy tắc, với cốt lõi là Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ngoài ra, khi đại dịch đã minh chứng cho thấy tầm quan trọng của kết nối kỹ thuật số, kỹ năng kỹ thuật số và các chính sách để thúc đẩy một nền kinh tế kỹ thuật số cởi mở, không phân biệt đối xử và gắn kết, điều quan trọng lúc này là phải đổi mới. Thêm vào đó, khu vực cũng không thể bỏ qua vấn đề bất bình đẳng gia tăng cùng nhiều thách thức khác. Trong quá trình tái thiết, các nền kinh tế cần phải nâng đỡ những doanh nghiệp nhỏ nhất, giúp đỡ nữ giới, cộng đồng bản địa, thanh niên và các nhóm yếu thế.

Tất cả những yếu tố này sẽ góp phần xây dựng khả năng phục hồi cao hơn, đặc biệt là khi khu vực không chỉ đối mặt với nguy cơ khủng hoảng sức khỏe trong tương lai mà còn chịu tác động của biến đổi khí hậu diễn tiến nhanh chóng.

Hạnh Nhi

 (Lược dịch từ APEC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi người dân có “điểm tựa”

Từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, người dân Phú Vang đã nỗ lực vươn lên, chung sức cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế.

Khi người dân có “điểm tựa”
Giúp phụ nữ nâng cao quyền năng kinh tế

Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ là một trong những nội dung quan trọng của dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” mà Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã và đang triển khai.

Giúp phụ nữ nâng cao quyền năng kinh tế
Return to top