Thế giới

Đối phó với tình trạng béo phì gia tăng ở trẻ em trong ASEAN

ClockThứ Tư, 18/03/2020 14:54
TTH.VN - Tạp chí The ASEAN Post ngày hôm nay (18/3) có bài viết cho hay, khu vực Đông Nam Á chứng kiến ​​một xu hướng gia tăng trong tình trạng béo phì ở trẻ em trong vòng 10 - 15 năm qua. Ước tính có khoảng 6,6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi hiện đang đối mặt với tình trạng thừa cân trong khu vực.

WHO: 1/3 các nước nghèo phải đối mặt với thiếu dinh dưỡng và béo phìThực trạng trẻ suy dinh dưỡng và béo phì đáng báo động ở Việt NamBéo phì gây ra nhiều ca ung thư hơn hút thuốc3 mối đe dọa lớn nhất với dân số thế giới

Tình trạng béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi là mối quan tâm của không ít quốc gia. Ảnh minh hoạ: Southeast Asia Globe/TTXVN

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ béo phì ở trẻ em đã và đang gia tăng ở mức đáng báo động trên toàn cầu. Trong năm 2016, số trẻ em dưới 5 tuổi thừa cân ước tính đã lên hơn 41 triệu trẻ.

Hơn nữa, nghịch lý ngày càng tăng về thiếu dinh dưỡng và béo phì trong cùng một dân số, thường được mô tả là gánh nặng gấp đôi của tình trạng dinh dưỡng kém, ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của dân số và gây căng thẳng đối với năng lực y tế quốc gia.

Viện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADBI) ước tính, chi phí của khu vực châu Á - Thái Bình Dương đối với các công dân thừa cân hoặc béo phì là 166 tỷ USD mỗi năm. Tình trạng béo phì gia tăng nhanh chóng trong khu vực là vô cùng đáng lo ngại, vì trẻ em thừa cân phải đối mặt với nguy cơ cao hơn sẽ trở thành người trưởng thành béo phì và sau đó phát triển các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tiểu đường loại 2, huyết áp cao và bệnh gan.

Chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ông Matthias Helble cho rằng, sự thịnh vượng trong 20 năm qua đóng một vai trò lớn trong sự gia tăng của mức độ béo phì. Một lối sống mới dẫn đến sự gia tăng trong việc tiêu dùng các loại thực phẩm tiện lợi và chế biến sẵn, thường chứa chất béo dư thừa, nhiều muối và đường.

Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam đều được xem là có “mối quan tâm về sức khỏe công cộng” bởi cả 2 tình trạng thiếu dinh dưỡng và thừa cân, theo Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc (UNICEF). Đáng chú ý tại Indonesia, 12% trẻ em dưới 5 tuổi, tương đương 2,89 triệu trẻ em bị thừa cân.

Liệu ASEAN đã làm đủ?

Hầu hết các quốc gia thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), như Thái Lan, Campuchia, Philippines, Brunei, Lào và gần đây là Malaysia đã chọn một giải pháp dễ dàng hơn, đó là áp đặt thuế đường hay thường được gọi là thuế soda.

Mặc dù Singapore chưa có thuế đường, nhưng quốc gia này đã phát động một cuộc chiến chống lại bệnh tiểu đường. Hồi tháng 8/2017, Bộ Y tế Singapore thông báo, 7 nhà sản xuất đồ uống chính đã cam kết hạn chế hàm lượng đường trong đồ uống được bán tại Singapore tối đa là 12% vào năm 2020.

Tuy nhiên, để phát triển và thực hiện một kế hoạch hành động toàn diện đối với bệnh béo phì ở trẻ em là tốn kém và đòi hỏi phải có một cuộc đại tu đối với các thói quen hàng ngày của trẻ em ở trường, cũng như ở nhà. Các Chính phủ sẽ cần phải thực hiện một cam kết đáng kể để bao gồm ít nhất một số hành động chính sách hiệu quả và khả thi nhằm tăng cường hoạt động thể chất và thúc đẩy ăn uống lành mạnh ở trẻ em.

Ví dụ điển hình có thể kể đến một chiến dịch đã được bắt đầu ở Anh cách đây 10 năm về cung cấp những bữa ăn lành mạnh miễn phí cho tất cả trẻ em từ 4-7 tuổi. Điều này dẫn đến việc giảm 7% béo phì ở những trẻ em từ 4-5 tuổi, theo số liệu từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).

Trong khi đó, các quốc gia khác như Phần Lan và Thụy Điển đã thực hiện thành công chương trình tương tự đối với các học sinh tiểu học.

Mặc dù tốn kém, các quốc gia ASEAN sẽ cần có lập trường mạnh mẽ hơn trong chính sách của mình để giải quyết tình trạng béo phì ở trẻ em, cũng như tình trạng béo phì phổ biến ở người trưởng thành. Cần lưu ý rằng, khu vực Đông Nam Á hiện chiếm khoảng 20% tổng số người mắc bệnh tiểu đường trên toàn cầu, đó thực sự là một mối quan tâm đáng kể, đòi hỏi mức chi tiêu lớn cho một giải pháp dài hạn.

Chương trình nghị sự năm 2030 vì sự phát triển bền vững bao gồm béo phì như một căn bệnh không lây nhiễm (NCD), và một yếu tố liên quan đến sự phát triển bền vững. Là một phần của Chương trình nghị sự, lãnh đạo các quốc gia và Chính phủ cam kết phát triển các phản ứng quốc gia đầy tham vọng đến năm 2030. Điều này sẽ giúp làm giảm 1/3 tỷ lệ tử vong sớm do những căn bệnh không lây nhiễm thông qua phòng ngừa và điều trị.                                                     

Lê Thảo (Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Du lịch nội khối ASEAN đang phát triển nhanh chóng

Theo dữ liệu vừa được công bố của Tập đoàn UOB, du lịch nội khối của các nước Đông Nam Á đang phát triển nhanh chóng, với sự phục hồi về lưu lượng hành khách nói chung trong khu vực. Bất chấp những thách thức kinh tế và xã hội đang diễn ra, nhu cầu du lịch của người dân châu Á nói chung - Đông Nam Á nói riêng vẫn đầy hứa hẹn, trong đó du khách có xu hướng ưu tiên đặt các chuyến đi ngắn ngày hơn và tìm kiếm những chuyến du lịch nhanh ra nước ngoài với chi phí tốt nhất.

Du lịch nội khối ASEAN đang phát triển nhanh chóng
Return to top