Thế giới

Đối thoại quốc gia toàn diện là chìa khóa để giải quyết vấn đề ở Myanmar

ClockThứ Bảy, 04/02/2023 07:46
TTH.VN - Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vừa thống nhất rằng đối thoại quốc gia toàn diện là chìa khóa để tìm ra một giải pháp hòa bình cho tình hình ở Myanmar, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi ngày 3/2 cho biết.

AEM-54 thông qua Kế hoạch Hành động CLMV giai đoạn 2023-2024Lãnh đạo Myanmar chia sẻ nhân dịp kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập ASEANTrung Quốc - ASEAN, những chuyến thăm tiếp nối quan hệ hữu nghị hai bênOECD: ASEAN sẵn sàng phục hồi, nhưng tiếp tục đối mặt nhiều rủi roViệt Nam tham dự Hội nghị Tư lệnh Quốc phòng ASEAN lần thứ 19

Lãnh đạo các nước ASEAN tại một sự kiện. Ảnh minh họa: TTXVN/Vietnam+

Trên đây là nhận định được Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đưa ra trong cuộc trò chuyện với các phóng viên sau khi các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN gặp nhau tại Jakarta cho cuộc họp hội đồng điều phối lần thứ 21 của khối.

Theo đó, cuộc họp bắt đầu bằng bữa trưa. Tại đây, các lãnh đạo cùng bàn bạc về khả năng giải quyết tình hình ở Myanmar, quốc gia vốn đang rơi vào khủng hoảng kể từ cuộc đảo chính quân sự từ 2 năm trước.

“Trong bữa ăn kết hợp làm việc này, chúng tôi đã thảo luận và nhất trí thúc đẩy tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện Đồng thuận Năm điểm để mở đường cho đối thoại quốc gia toàn diện ở Myanmar.

Cần nhìn nhận rằng, đối thoại toàn diện chính là chìa khóa để tìm ra một giải pháp hòa bình cho tình hình ở Myanmar. Một môi trường thuận lợi nên được tạo ra để hướng đến một cuộc đối thoại toàn diện bằng cách giảm bạo lực và đảm bảo cung cấp hỗ trợ nhân đạo kịp thời và không bị cản trở”, Bộ trưởng Retno Marsudi chia sẻ.

Bà cho biết, các bên đã nhắc lại cách tiếp cận thống nhất trong việc giải quyết tình hình ở Myanmar thông qua Đồng thuận Năm điểm.

Nhân cơ hội này, nữ Bộ trưởng Ngoại giao cũng thông báo với các nước thành viên về cách tiếp cận của Indonesia đối với Myanmar, trên tư cách là Chủ tịch của ASEAN năm 2023.

Cụ thể, Indonesia sẽ đưa ra 3 cách tiếp cận. Đầu tiên, thu hút sự tham gia của tất cả các bên liên quan như một bước đầu tiên để tạo điều kiện cho khả năng đối thoại quốc gia toàn  diện.

Thứ hai, xây dựng các điều kiện thuận lợi để mở đường cho đối thoại toàn diện. Hai vấn đề quan trọng cần được giải quyết để có điều kiện thuận lợi bao gồm: Giảm thiểu bạo lực và tiếp tục hỗ trợ nhân đạo cho tất cả những ai đang cần nó.

Hai điều kiện này được xem là tối quan trọng để xây dựng lòng tin và sự tự tin.

Thứ ba, Indonesia mong muốn phối hợp các nỗ lực của ASEAN với các nước láng giềng, các nước liên quan và đặc phái viên Liên Hiệp Quốc của Myanmar, cũng như các nước khác.

Bà Retno Marsuni cho biết, tất cả các thành viên trong bữa trưa đã thể hiện sự ủng hộ hết mình đối với cách tiếp cận của Indonesia trong việc giải quyết tình hình ở Myanmar.

Được biết, cuộc họp diễn ra sau 2 năm kể từ khi Myanmar xảy ra cuộc đảo chính quân sự.

Trong cuộc họp diễn ra vào ngày 3/2, Myanmar cũng được mời nhưng ở mức độ phi chính trị. Tuy nhiên, không có đại biểu nào của nước này có mặt tham dự.

Đây cũng là lần đầu tiên Timor Leste tham gia cuộc họp sau khi được cấp tư cách quan sát viên vào năm 2022.

Dự kiến cuộc họp sẽ tiếp tục vào ngày 4/2, nơi các lãnh đạo sẽ thảo luận về các vấn đề khu vực cũng như toàn cầu, bao gồm an ninh lương thực và năng lượng, cũng như hợp tác trong lĩnh vực tài chính và y tế.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri

Tại các kỳ tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa VIII, cử tri trên địa bàn TP. Huế đã có nhiều ý kiến, kiến nghị các vấn đề liên quan đến hạ tầng dân sinh. Điều đáng mừng, TP. Huế đã chỉ đạo các ban ngành, địa phương trả lời thấu đáo cũng như triển khai khắc phục.

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Kế hoạch hành động cấp cao đầu tiên để giải quyết khan hiếm nước, suy thoái đất

Lần đầu tiên, Diễn đàn Đất và Nước quốc tế được tổ chức từ ngày 9 - 11/12 tại Bangkok (Thái Lan), vạch ra các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy nỗ lực toàn cầu trong việc quản lý tình trạng khan hiếm nước và đảo ngược tình trạng suy thoái đất, đóng vai trò rất quan trọng đối với an ninh lương thực và sức khỏe môi trường toàn cầu.

Kế hoạch hành động cấp cao đầu tiên để giải quyết khan hiếm nước, suy thoái đất
Return to top